Bắc Hà: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người La Chí ở Bắc Hà sống tập trung chủ yếu ở xã Nậm Khánh. Đây là dân tộc còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó Khu Cù Tê (tết tháng Bảy) có ý nghĩa rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con. Tết Khu Cù Tê đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Hiện cộng đồng người La Chí tại xã Nậm Khánh vẫn duy trì tết Khu Cù Tê. Tuy nhiên, hiện nay một số người trẻ dường như không quan tâm tới văn hóa truyền thống của dân tộc mình, số người làm nghề thầy cúng và biết cúng trong ngày tết Khu Cù Tê không nhiều và cũng đã cao tuổi; còn rất ít người biết dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc La Chí...

baoton2.png

Để bảo tồn và gìn giữ nét đẹp của dân tộc La Chí, vừa qua, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà đã phối hợp với UBND xã Nậm Khánh tổ chức tái hiện ngày tết Khu Cù Tê. Ngoài tái hiện phần nghi lễ trong ngày tết, ngày hội còn diễn ra hoạt động trình diễn nhạc cụ của người La Chí, hát giao duyên; thi đấu các môn thể thao truyền thống (kéo co, đẩy gậy) và các trò chơi dân gian (đu quay, đi cà kheo); thi thêu thổ cẩm, hát dân ca...

Chị Lý Thị Hương, xã Nậm Khánh cho biết: Tháng Bảy hằng năm, các gia đình vẫn tổ chức ăn tết Khu Cù Tê, tuy nhiên năm nay, ngày tết được tổ chức tập trung giúp chúng tôi được ôn lại nghi lễ và ý nghĩa của ngày tết này.

Trước đó, UBND xã Nậm Khánh phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện mở lớp tập huấn, mời nghệ nhân am hiểu sâu sắc về văn hóa người La Chí từ Hà Giang sang hướng dẫn, khôi phục lại một số phong tục, tập quán đã bị thất lạc; mời các chuyên gia của Sở Văn hóa và Thể thao truyền đạt kỹ năng bảo vệ di sản văn hóa; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị, di sản văn hóa.

baoton3.png

Ngoài tết của người La Chí, huyện Bắc Hà cũng rất quan tâm bảo tồn và lưu giữ văn hóa nhảy lửa của người Dao đỏ. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã phối hợp với UBND xã Nậm Đét tổ chức lớp truyền dạy nghi lễ này. Lớp học được Nghệ nhân Ưu tú Bàn A Ton - người lưu giữ văn hóa nhảy lửa của người Dao đỏ tại xã Nậm Đét - trực tiếp truyền dạy, với sự tham gia của 30 học viên là người Dao tại các xã Nậm Đét, Nậm Khánh, Bảo Nhai…

Đó là 2 trong nhiều hoạt động được Bắc Hà tổ chức trong thời gian qua thuộc kế hoạch của UBND huyện Bắc Hà về việc triển khai thực hiện Dự án 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

baoton4.png

Kế hoạch gồm 6 nội dung: Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số (Lễ hội Xuống đồng người Tày xã Tà Chải, tết tháng Bảy của người La Chí xã Nậm Khánh); hỗ trợ nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận (trong đó có 2 nghệ nhân là Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Lù và các nghệ nhân trợ giảng truyền dạy nghệ thuật xòe dân tộc Tày tại xã Tà Chải; truyền dạy tri thức văn hóa dân gian dân tộc Dao đỏ và Nghi lễ nhảy lửa của người Dao của Nghệ nhân Ưu tú Bàn A Ton, xã Nậm Đét); xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân ca, dân vũ của dân tộc Phù Lá tại xã Lùng Phình; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Nậm Mòn, Lùng Phình, Cốc Ly...baoton5.png

Bắc Hà cũng lên kế hoạch tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; thuê chuyên gia tư vấn xây dựng các chương trình truyền thông; quay video quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện Bắc Hà và đăng tải trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông. Đồng thời, kết hợp nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch.

Bắc Hà đã và đang triển khai khôi phục, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Các hoạt động bảo tồn nhận được sự đồng thuận của bà con, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nghệ nhân. Huyện Bắc Hà kỳ vọng biến di sản, văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành tài sản, góp phần thu hút du khách.

Ông Bùi Văn Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà cho biết.

 

https://baolaocai.vn/bac-ha-bao-ton-ban-sac-van-hoa-dan-toc-gan-voi-phat-trien-du-lich-post372133.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau...