Sa Pa sáng tạo trong triển khai xây dựng nông thôn mới

Sa Pa đã làm tốt công tác vận động Nhân dân thay đổi tư duy, phương pháp canh tác, sản xuất để tăng năng suất, giá trị trên một diện tích canh tác nông nghiệp và hình thành tư duy làm du lịch bền vững. Qua đó, gặt hái những kết quả tốt đẹp trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát huy lợi thế được thiên nhiên ban tặng cho Sa Pa, bà con nông dân đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản ôn đới theo công nghệ VietGap. Tới nay, giá trị sản phẩm trên một hecta đất canh tác của Sa Pa đạt 130 triệu đồng/ha. Những vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa rau, hoa, cây ăn quả được hình thành với trên 1.750 ha. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 376 ha. Khai thác hiệu quả 210 ha trồng cây dược liệu. Nhiều sản phẩm của địa phương đã gây dựng được uy tín, khẳng định thương hiệu trên thị trường như “Nấm hương Sa Pa” và nhãn hiệu “Thảo dược tắm Dao đỏ Tả Phìn”. Diện tích chăn nuôi thủy sản duy trì, ổn định 10 ha. Các cơ sở nuôi cá nước lạnh đã thực hiện áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất, chế biến và bảo quản để tạo ra các sản phẩm đa dạng từ cá nước lạnh. Các sản phẩm từ cá hồi như: Cá hồi hun khói; chả cá hồi, xúc xích cá hồi, ruốc cá hồi,… rất được thị trường ưa chuộng.

Mô hình homestay hiệu quả của người Tày tại xã Mường Bo - Sa Pa. 

Sa Pa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nhân dân hình thành tư duy làm du lịch bền vững. Mỗi người dân tham gia trực tiếp vào quá trình bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Sa Pa có 12 di sản văn hóa phi vật thể, 04 di tích, danh thắng cấp Quốc gia, 03 di tích cấp tỉnh được gìn giữ phát huy. Sa Pa có 362 cơ sở kinh doanh homestay, 126 cơ sở dịch vụ ăn uống tại các điểm du lịch cộng đồng, 157 cơ sở quà tặng lưu niệm, 39 dịch vụ tắm thuốc và 222 dịch vụ khác. Các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn thị xã Sa Pa luôn thu hút từ 800.000-1.400.000 lượt khách/năm, trong đó, đông nhất là điểm du lịch làng nghề Cát Cát, thung lũng Mường Hoa và Tả Phìn. Trong thời gian tới, Sa Pa tập trung phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc Sa Pa với chủ đề "Sa Pa-Xứ sở trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống". Hình thành 5 điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN gắn với đặc trưng 5 dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã gồm: Mường Hoa gắn với văn hóa dân tộc Mông, Bản Hồ gắn với văn hóa dân tộc Tày, Tả Phìn gắn với văn hóa dân tộc Dao, Liên Minh gắn với văn hóa dân tộc Phù Lá (nhóm ngành Xá Phó), Tả Van gắn với văn hóa dân tộc Giáy. Phát triển du lịch cộng đồng là thế mạnh của Sa Pa, là điểm nhấn trong triển khai xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch.

Vườn dâu Tây của hợp tác xã Thắng Lợi tại Tả Phìn Sa Pa là điểm đến thu hút du khách.

Sa Pa đã có cách làm khác biệt để tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Sa Pa lựa chọn mỗi năm sẽ đầu tư nguồn lực tập trung cho 02 xã về đích nông thôn mới một cách bền vững, thực chất. Phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo được triển khai rộng rãi. Tập trung nguồn lực cho dự án phát triển sản xuất như phát triển đàn lợn đen, gia cầm mang tính đặc sản địa phương. Người dân được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo và làm giàu. Các dự án sản xuất khác, sử dụng nguồn lực của thị xã để cấp cho Nhân dân như hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật… để người dân triển khai thực hiện. Đào tạo tập huấn cho cán bộ đoàn thể, đội ngũ trưởng thôn. Xác định các nhóm hộ có kinh nghiệm, có khả năng làm kinh tế để tuyên truyền, vận động, nêu gương đi đầu, dẫn dắt các hộ nghèo học tập và làm theo. Năm 2021, thị xã Sa Pa có 1.322 hộ đạt danh hiệu "hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi". Điều đáng nói là số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi là người đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Sa Pa hiện có 1.057 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu số đạt danh hiệu các cấp (chiếm 80%). Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của Sa Pa giảm mạnh qua từng năm. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của Sa Pa giảm 7,28%, vượt xa mục tiêu đặt ra là khoảng 6%, góp phần nâng cao đời sống của bà con Nhân dân.

Để đạt được những kết quả trên, Sa Pa đã phát huy tinh thần chủ động, có nhiều cách làm sáng tạo, chủ động đổi mới phương thức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đồng thời khơi dậy và phát huy nội lực, tiềm năng thế mạnh của địa phương và Nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới./. 

Hùng Dũng

Tin Liên Quan

Phấn đấu vượt tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 3/11, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Binh đoàn 12 - Bộ Quốc phòng về tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông.

Bảo Yên: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên cơ sở khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương là giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Giúp nông dân thuận lợi tiếp cận vốn vay

Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Lào Cai quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoá nông sản làm cho giá nông sản không ổn định, có xu hướng giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Đặc biệt, đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn...

Tập trung khôi phục sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chiều 24/10, Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt tối thiểu 97,3%

Chiều 23/10, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, 2025 và duy trì đơn vị cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.