Lào Cai phát triển các sản phẩm du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới có quan hệ gắn bó với nhau. Sự kết nối của du lịch và nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc của các dân tộc vùng cao, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống. Hoạt động du lịch này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương.


Để phát triển các sản phẩm du lịch và xây dựng nông thôn mới ngày phát triển, Lào Cai đã xây dựng, phát triển một số nhóm sản phẩm du lịch đặc thù như: Sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch gắn với di sản, sản phẩm du lịch khám phá văn hóa vùng cao, sản phẩm du lịch gắn với văn hóa truyền thống, sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sản phẩm du lịch gắn với nghề thủ công truyền thống.

Một số nghề truyền thống được nhiều du khách biết đến như nghề thêu thổ cẩm, dệt vải, đan lát,…

Các sản phẩm du lịch này được xây dựng và phát triển tại các địa phương trong toàn tỉnh, đặc biệt là ở các vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thành những khu, điểm du lịch đặc trưng với sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa như: Khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát,… Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, như: Lễ hội 4 mùa; Lễ hội trên mây Sa Pa; Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà, Vó ngựa trên mây- Sa Pa; Tái hiện chợ tình Sa Pa; Festival Tinh hoa Tây Bắc – Hương sắc Lào Cai; sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chương trình “Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang - Tây Bắc”; các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa truyền thống: Lễ Tết nhảy người Dao đỏ, lễ hội Gầu Tào người Mông, lễ hội rước đất, rước nước của người Tày Bắc Hà, lễ hội Roóng Poọc người Giáy, lễ Cúng rừng “Gạ ma do” ở huyện Bát Xát, lễ hội Khô Già của người Hà Nhì (Bát Xát).

Một loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc, gắn với người dân vùng cao cũng được tỉnh Lào Cai quan tâm phát triển đó là nhóm sản phẩm du lịch trải nghiệm, khám phá, đó là: Sản phẩm du lịch nông nghiệp kết hợp nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe như: mô hình trồng hoa lan gắn với du lịch sinh thái, mô hình trồng hoa hồng cổ, mô hình trồng dâu tây tại Sa Pa; mô hình trồng hoa hồng, trồng lê Tai nung, vườn mận tại Bắc Hà; đồi chè Linh Dương tại thành phố Lào Cai. Du khách đến tham quan, ngoài việc ngắm hoa, dâu, chè, mận,… còn được trải nghiệm trồng, chăm sóc, thu hái. Các chương trình du lịch khám phá nét văn hóa của người dân vùng cao thông qua các phiên chợ phiên phục vụ du khách tại Chợ văn hóa Bắc Hà, Chợ Cán Cấu (Si Ma Cai), Chợ Pha Long (Mường Khương), chợ Mường Hum (Bát Xát); Sản phẩm du lịch gắn với nghề thủ công truyền thống. Du khách khi đến với Lào Cai có thể lựa chọn và tìm mua các sản phẩm thổ cẩm, quà tặng, quà lưu niệm cho chính bàn tay người dân bản địa sản xuất. Một số nghề, làng nghề truyền thống được nhiều du khách biết đến như nghề may thêu, thổ cẩm, dệt vải, đan lát, rèn đúc, chạm khắc bạc, làm hương, mây tre đan, nghề nấu rượu,…Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường với sản phẩm không chi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hóa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Để phát triển các sản phẩm du lịch vùng cao, tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn như: Cho vay hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; Chính sách hỗ trợ câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại điểm du lịch địa phương; Chính sách, giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Việc phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số đã tạo việc làm, tạo ra thu nhập cho người dân. Từ năm 2021 đến tháng 6/2022 đã giải quyết việc làm cho gần 22.400 lao động, trong đó 12.730 là lao động dân tộc thiểu số, khoảng 8000 lao động được giải quyết việc làm trong lĩnh vực du lịch.

Phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển các sản phẩm du lịch có sự tham gia trực tiếp của người dân là giải pháp đúng đắn, thiết thực nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân vùng cao, thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn phát triển bền vững./.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Giúp nông dân thuận lợi tiếp cận vốn vay

Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Lào Cai quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoá nông sản làm cho giá nông sản không ổn định, có xu hướng giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Đặc biệt, đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn...

Tập trung khôi phục sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chiều 24/10, Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt tối thiểu 97,3%

Chiều 23/10, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, 2025 và duy trì đơn vị cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt...