Nhớ vị rau rừng

Lào Cai không chỉ được biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, sắc màu văn hóa phong phú, mà còn được nhiều du khách nhớ đến bởi những món ăn ngon, đậm đà bản sắc núi rừng Tây Bắc và món rau dớn luôn để lại ấn tượng đặc biệt cho các thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức.

Rau dớn là nguồn thực phẩm dồi dào cho người dân vùng cao.

Rau dớn thường mọc ở vùng núi rừng hay nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, những nơi ẩm ướt và thiếu ánh nắng mặt trời. Ở một số nơi, rau dớn mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Lá rau dớn xanh mượt, lá mọc so le, hình ngọn giáo, đoạn vòi cuốn hình dạng như cái vòi voi. Lá thì sử dụng trong ẩm thực, chế biến được nhiều món ăn ngon. 

Loại rau này có tên khoa học Diplazium esculentum, là loại cây thân thảo, cao trung bình 50 - 70 cm, giống cây dương xỉ, nhưng lá dớn nhỏ hơn, càng hái nhiều thì cây càng phát triển. Rau dớn chứa đến 86% nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Theo Đông y thì rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón và làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng. Thường xuyên dùng rau dớn giúp dễ ngủ, cơ thể thoải mái, khỏe mạnh nên được đồng bào các dân tộc rất ưa dùng và rau dớn là một trong những cây rau - bài thuốc quý ở miền núi. Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau lưng. Rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Rau dớn là món ăn lành, cùng với các loại rau và củ quả khác có thể giúp người dân tộc miền núi có sức khỏe dẻo dai chịu đựng sương gió. Cành, lá rau dớn có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.

Nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ rau dớn.

Rau dớn là nguồn thực phẩm dồi dào. Từ rau dớn người dân chế biến nhiều món ăn dân dã làm tăng chất lượng cuộc sống hàng ngày và những món hấp dẫn chiêu đãi khách quý hay làm quà mang về. Ngoài ra, rau dớn rừng về luộc để ăn cơm, rau dớn xào tỏi, canh rau dớn, nộm rau dớn…

Các món ăn được chế biến từ loại rau này luôn hấp dẫn, để ai đã một lần nếm thử chắc chắn sẽ không thể nào quên được dư vị núi rừng dân dã ấy. Chính vì vậy, trước đây, rau dớn là loại rau dành cho người đồng bào miền núi, nhưng hiện nay, theo xu thế người dân ưa chuộng những món rau rừng, rau dớn được chế biến, nấu với các món hải sản trở thành những món đặc sản của các nhà hàng phục vụ cho khách du lịch khắp mọi miền.

Hiện nay, rau dớn đã trở thành món đặc sản nơi phố thị, thậm chí có mặt trong những nhà hàng sang trọng, rau dớn đã trở thành đặc sản, là thứ rau sạch mà các nhà hàng luôn chú ý trong thực đơn. Tại một số huyện của Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Văn Bàn… rau dớn xuất hiện trên bàn ăn của các nhà hàng, khách sạn và các homstay, phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách gần xa. Người dân địa phương rất tự hào khi giới thiệu với các thực khách về những món ăn hấp dẫn được chế biến từ rau dớn. 

Triệu Văn Đường

Tin Liên Quan

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Bằng bàn tay khéo léo, chăm chỉ, những phụ nữ Tày đã làm ra những “hạt ngọc xanh” đong đầy hương vị đất trời, đưa hạt cốm Hợp Thành trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của thành phố Lào Cai.

3 sản phẩm trà Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp

Theo thông báo từ Hiệp hội Bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp - AVPA về kết quả Cuộc thi Trà quốc tế năm 2024, Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn đã đạt giải thưởng trà thế giới với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng.

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt,...

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

[Ảnh] Nông dân Bát Xát thu hoạch sâm đất đầu vụ

Tháng 10, là thời điểm nông dân vùng cao huyện Bát Xát bắt đầu vào vụ thu hoạch củ sâm đất để bán cho thương lái. Năm nay, sản lượng sâm đất toàn huyện Bát Xát ước đạt 1.500 tấn củ.

[Ảnh] Tôi là: Bánh chưng đen

Dưới chân núi Khau Mạ cổ tích, trong không gian văn hóa nhà sàn và nhờ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc Tày, tôi được sinh ra.