[Ảnh] Nông dân Bát Xát thu hoạch sâm đất đầu vụ

Tháng 10, là thời điểm nông dân vùng cao huyện Bát Xát bắt đầu vào vụ thu hoạch củ sâm đất để bán cho thương lái. Năm nay, sản lượng sâm đất toàn huyện Bát Xát ước đạt 1.500 tấn củ.

1-6174.jpg

Cây sâm đất (còn gọi là sâm hoàng sin cô) được trồng tại một số xã vùng cao huyện Bát Xát, nhiều nhất là ở Trịnh Tường, Y Tý, A Lù. Năm 2024, diện tích trồng sâm đất là gần 100 ha.

2-9062.jpg

Tháng 10 trở đi, khi cây sâm đất đã ra hoa và nhiều củ to, một số diện tích đến thời điểm thu hoạch, đồng bào các dân tộc tranh thủ lên nương thu hoạch.

3-7675.jpg

Việc thu hoạch sâm đất không quá khó, chỉ cần chặt bỏ thân cây và nhổ gốc để lấy củ. Ở những nơi đất mùn tơi xốp, màu mỡ, sâm đất càng nhiều củ.

4-8426.jpg

Sâm đất trồng ở xã Y Tý, A Lù (nơi có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển) cho củ to và chất lượng tốt hơn những nơi khác.

51-2827.jpg

Củ sâm đất mới được thu hoạch có màu vàng nhạt, khi gọt vỏ lộ ra màu vàng đậm như màu mật ong.

5-8615.jpg

Người dân xã A Lù sử dụng xe máy để chở sâm đất từ trên nương về nhà.

6-2601.jpg

Năm nay, cây sâm đất phát triển tốt, cho nhiều củ to. Từ đầu vụ, gia đình anh Sùng A Mềnh, xã A Lù đã thu hoạch được trên 10 tấn củ, bán được khoảng 60 triệu đồng.

7-2434.jpg

Củ sâm đất sau khi thu hoạch sẽ được người dân phân loại để bán cho thương lái đến tận nơi mua, hoặc bán lẻ ở các chợ phiên. Giá sâm đất bán tại vườn khoảng 5.000 đồng -7.000 đồng/1kg.

8-1566.jpg

Bà con giúp nhau đóng bao sâm đất để bán cho thương lái. Năm nay, dự đoán việc tiêu thụ sâm đất sẽ gặp khó khăn vì giao thông trở ngại do mưa lũ và chưa có công ty, doanh nghiệp lớn đứng ra thu mua cho người dân.

9-7185.jpg

Tổng sản lượng sâm đất của huyện Bát Xát năm 2024 ước tính khoảng 1.500 tấn.

11-2849.jpg

Mặc dù đường lên các xã vùng cao Bát Xát đang rất khó đi do mưa lũ, sạt lở đất nhưng một số thương lái đã đưa ô tô đến các thôn thu mua sâm đất để xuất bán đi các tỉnh.

13-4997.jpg

Khoảng 5 năm trở lại đây, cây sâm đất được trồng nhiều ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, đem lại thu nhập cho người dân.

14-7876.jpg

Vụ thu hoạch sâm đất kéo dài từ tháng 10 đến gần tết nguyên đán. Nếu thời tiết nhiều nắng và khô ráo, việc thu hoạch sẽ thuận lợi hơn, chất lượng củ đảm bảo; trong điều kiện thời tiết mưa nhiều thì củ sâm chưa thu hoạch dễ bị thối, hỏng.

https://baolaocai.vn/anh-nong-dan-bat-xat-thu-hoach-sam-dat-dau-vu-post391408.html

Theo Trần Tuấn Ngọc/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Bằng bàn tay khéo léo, chăm chỉ, những phụ nữ Tày đã làm ra những “hạt ngọc xanh” đong đầy hương vị đất trời, đưa hạt cốm Hợp Thành trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của thành phố Lào Cai.

3 sản phẩm trà Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp

Theo thông báo từ Hiệp hội Bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp - AVPA về kết quả Cuộc thi Trà quốc tế năm 2024, Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn đã đạt giải thưởng trà thế giới với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng.

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt,...

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

[Ảnh] Tôi là: Bánh chưng đen

Dưới chân núi Khau Mạ cổ tích, trong không gian văn hóa nhà sàn và nhờ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc Tày, tôi được sinh ra.

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai.