Khuyến nông Lào Cai đồng hành cùng người nông dân

Với nhiệm vụ trọng tâm là hướng dẫn, hỗ trợ sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người nông dân, công tác khuyến nông của tỉnh Lào Cai đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân tại các địa phương trong tỉnh.

Miến đao sâm- sản phẩm nông sản Lào Cai

Tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp với mục tiêu tập trung các nguồn lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tư vấn dịch vụ phát triển sản xuất… nhằm phát huy vai trò công tác khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Giai đoạn 2019-2021, cơ quan khuyến nông các cấp đã huy động các nguồn lực của trung ương, địa phương, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trên địa bàn… để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Các hoạt động tuyên truyền, tập huấn đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình/dự án nông lâm nghiệp,… được triển khai đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Kết quả nổi bật trong 3 năm qua  là đã thực hiện hơn 200 dự án, mô hình, dự án khuyến nông gồm các dự án, mô hình về sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết; mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; mô hình hỗ trợ sinh kế cho các xã nghèo có tỷ lệ cao theo Nghị quyết 20/NQ-CP. Ngoài ra từ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực hiện khoảng 100 dự án/mô hình gồm các dự án về trồng trọt, chăn nuôi, cơ giới hóa; Tiếp nhận thực hiện 04 dự án hợp tác Quốc tế, đó là: Dự án “Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp WEAVE - Chuỗi giá trị Quế”; Dự án “Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp WEAVE - Chuỗi giá trị ngành hàng thịt lợn”; Dự án “Kinh doanh hiệu quả cùng phụ nữ dân tộc thiểu số - Tự tin làm giàu từ Lợn địa phương tại tỉnh Lào Cai”; Dự án “Phát triển hệ thống thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế nhằm tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ tỉnh Lào Cai”. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế có trên 23 nghìn lượt người được tham gia và tiếp cận với các hoạt động dự án.

Các mô hình, dự án tập trung phát triển các cây trồng vật nuôi có thế mạnh của từng vùng, địa phương; phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của người dân địa phương, đồng thời giúp người dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như: quýt Mường Khương, Hồng Bảo Yên, Bưởi Múc Bảo Thắng; trồng lúa Séng cù chất lượng cao, cánh đồng một giống lúa lai mới gắn với bảo tồn ruộng bậc thang, chuyển đổi sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, cây ăn quả, chăn nuôi lợn an toàn sinh học, nuôi các lăng, cá tầm theo tiêu chuẩn VietGAP, … Từ năm 2018 đến nay, qua 8 đợt đánh giá, phân hạng, tỉnh Lào Cai đã có 100 sản phẩm OCOP của 53 chủ thể tại 9 huyện, thị xã, thành phố với đầy đủ 6 nhóm ngành: Thực phẩm, đồ uống, dược liệu, vải và may mặc, trang trí nội thất và dịch vụ du lịch.  Mới đây nhất, Sở Khoa học và Công nghệ đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm nông nghiệp huyện Văn Bàn là vịt cổ nhung xanh và bưởi  Văn Bàn; công bố nhãn hiệu chứng nhận “Sa nhân Mường Khương” và nhãn hiệu tập thể “Chè Ô long Cao Sơn”.

Qua việc thực hiện các dự án/mô hình đã mang lại thu nhập cao hơn cho người dân, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đời sống của người dân cũng được nâng cao. Thông qua các mô hình, người dân địa phương có cơ hội tiếp cận, học hỏi cách làm hay, chia sẻ kinh nghiệm, từng bước nhân rộng, không chỉ tạo ra những thay đổi trong đời sống kinh tế của gia đình mà còn góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo ở nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Điển hình là thông qua chuỗi lợn tại xã Bảo Nhai – Bắc Hà đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2018 là 140 hộ xuống còn dưới 100 hộ năm 2020; tại xã Xuân Quang – Bảo Thắng, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 10,02%, thu nhập 40,4 triệu đồng/người/năm; năm năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo là 3,82% thu nhập đạt 48,2 triệu đồng/người/năm. Chuỗi quế tại xã Nậm Đét – Bắc Hà đã góp phần đưa Nậm Đét đạt tiêu chí thu nhập, trong đó năm 2020 đạt 75 tỷ và đạt trên 40 triệu đồng/người/năm. Hình thành vùng sản xuất chuyên canh quế Oganic gắn với chuỗi giá trị, đến nay diện tích quế Oganic đạt 3.608,2 ha, hơn nữa kết quả dự án chứng minh cho nông dân thấy được việc tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi an toàn, ít rủi ro, chất lượng sản phẩm được nâng lên từ đó nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác đạt trên 100 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế của các mô hình/ dự án đã lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực, tác động tới cộng đồng người nông dân trong toàn tỉnh. Thông qua các chương trình dự án, mô hình đã tư vấn cho trên 3.500 hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, Hợp tác xã và đồng thời tư vấn thành lập trên 100 Tổ hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng chủ lực của tỉnh (quế, dược liệu, chăn nuôi, lúa chất lượng...).

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm được quan tâm triển khai, khuyến khích được nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất.

Các chương trình khuyến công đã đồng hành cùng người nông dân Lào Cai góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của nông dân và các tổ chức sản xuất; nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành công các kiến thức đã học để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập và phát triển đời sống./.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Giúp nông dân thuận lợi tiếp cận vốn vay

Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Lào Cai quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoá nông sản làm cho giá nông sản không ổn định, có xu hướng giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Đặc biệt, đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn...

Tập trung khôi phục sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chiều 24/10, Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt tối thiểu 97,3%

Chiều 23/10, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, 2025 và duy trì đơn vị cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt...