Xuất siêu sang thị trường CPTPP

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường các quốc gia thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
 
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng 6/2021 và tăng 22,16% so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 59,08 triệu USD sang thị trường CPTPP, tăng 60,52% so với tháng 6/2021 và giảm 22,58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia… giảm thì xuất khẩu sang các thị trường Chile, Peru, Australia… lại tăng khá cao so với tháng 6/2021, còn so với cùng kỳ năm ngoái thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 thị trường thành viên đều tăng trưởng cao.

Xuất khẩu một số mặt hàng như máy móc, thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… của Việt Nam sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh so với tháng trước, tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng như dệt may, máy vi tính và linh kiện, giày dép… lại giảm.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 0,23% so với tháng 6/2021 và tăng 22,70% so với tháng 7/2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 13,86% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 14,71% của 7 tháng năm 2020.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường này, giảm 75,94% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020.

Từ đầu năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh, riêng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng chậm và giảm xuất khẩu sang thị trường Brunei.

Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường CPTPP đều tăng trưởng ở mức cao. Một số mặt hàng tăng chậm như dệt may hay một số mặt hàng giảm như dầu thô, túi xách, vali, ô dù, gạo, thức ăn gia súc… nhưng nhóm các mặt hàng này đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Về nhập khẩu, 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ CPTPP đạt 25,96 tỷ USD, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,75% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Con số này đã giảm so với tỷ trọng 15,04% của năm ngoái.

CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được 11 quốc gia ký kết vào năm 2018 bao gồm Việt Nam, Singapore, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Peru, Mexico, Chile. Hiệp định CPTPP hiện đang bao phủ thị trường 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD. CPTPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do hấp dẫn. Gần đây, Vương quốc Anh và Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định này.
 
https://baochinhphu.vn/Kinh-te/Xuat-sieu-sang-thi-truong-CPTPP/447119.vgp
theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027.

Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP

Sáng nay (16/7), tại Auckland, New Zealand, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch đã chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Ngày 5/10, Chính phủ Malaysia thông báo đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trở thành quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định này.

Triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025

Nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai những nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; ngày 03/12/2021, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số...

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh

Việt Nam, với tư cách là nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẵn sàng chia sẻ thông tin, cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP nếu phía Anh quan tâm.

Cơ hội từ CPTPP không tách rời các FTA khác

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam chỉ đạt khoảng 39% trong giai đoạn 2018-2019 cho thấy dư địa dành cho các DN Việt Nam còn rất lớn.