Huyện Bắc Hà đổi thay sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Là huyện vùng cao nằm trong danh sách các huyện nghèo của cả nước, xuất phát điểm của huyện Bắc Hà khi bắt đầu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới rất thấp, hầu hết các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, địa bàn rộng, phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, thu nhập của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao... mức độ đạt các tiêu chí nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện thấp, hầu hết chỉ đạt từ 2 đến 5 tiêu chí...

Sơ chế quế tại huyện Bắc Hà.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” “dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ”, đến nay, bộ mặt nông thôn huyện Bắc Hà từng bước được thay đổi, các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn ngày càng được hoàn thiện, khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Tính đến hết năm 2020, Bắc Hà đã có 7 xã hoàn thành nông thôn mới, bình quân các xã đạt 15,39 tiêu chí, gấp hơn 5 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, bình quân đạt 12,46%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2010. Nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến mạnh; lâm nghiệp được coi trọng, nhận thức của nhân dân về lợi ích từ trồng rừng được nâng lên. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì đà phát triển. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động. Du lịch có nhiều đột phá, bước đầu khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ hơn. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang hơn, đặc biệt là các công trình thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, điện, thủy lợi,… đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, bảo vệ an ninh quốc phòng và sinh hoạt của người dân.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 45,76%, công nghiệp - xây dựng chiếm 20,99%, dịch vụ chiếm 33,25% thì sau 10 năm xây dựng NTM, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ nét, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 32,77%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng lên 26,89%; dịch vụ tăng lên 40,34%. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với năng suất chất lượng, hiệu quả cao hơn. Các cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, vật nuôi thế mạnh được chú trọng đầu tư phát triển; giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác ước ước đạt trên 50 triệu đồng/ha. Huyện cũng đã từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.  

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện cũng được chú trọng và đạt nhiều tiến bộ rõ rệt. Chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm nhiều hơn. Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện đáng kể, tạo diện mạo mới cho nông thôn vùng cao. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình có đủ 03 công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sạch đạt 70,23%; 95,6% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hằng năm bình quân đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho 1.690 lao động. Huyện Bắc Hà cũng thuộc nhóm các huyện có tỷ lệ giảm nghèo cao của tỉnh với bình quân 8,4%/năm. Bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ổn định...

Trong giai đoạn 2021- 2025, Bắc Hà phấn đấu có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của giai đoạn trước. Đẩy mạnh phát triển nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đảm bảo nông thôn phát triển ổn định và bền vững, đem lại sự đổi thay to lớn hơn nữa trên vùng cao nguyên trắng Bắc Hà./.

 

Anh Đào

Tin Liên Quan

Giúp nông dân thuận lợi tiếp cận vốn vay

Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Lào Cai quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoá nông sản làm cho giá nông sản không ổn định, có xu hướng giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Đặc biệt, đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn...

Tập trung khôi phục sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chiều 24/10, Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt tối thiểu 97,3%

Chiều 23/10, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, 2025 và duy trì đơn vị cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt...