Văn Bàn bảo tồn giá trị văn hóa để thúc đẩy du lịch

Trong những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc được huyện Văn Bàn chú trọng. Nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội được địa phương tổ chức; các thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp và hoạt động hiệu quả với mục tiêu góp phần thu hút du khách, thúc đẩy du lịch phát triển.
Nét văn hóa đặc sắc của người Tày Liêm Phú góp phần hình thành du lịch cộng đồng tại địa phương.

Trên địa bàn tỉnh, tộc người Mông xanh chỉ có ở Văn Bàn với số dân ít nhất trong nhóm ngành dân tộc Mông. Người Mông xanh có nhiều lễ hội, phong tục, tập quán đặc sắc, trang phục, ngôn ngữ cũng có những nét riêng. Vì vậy, địa phương xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn, phục dựng để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông xanh. Ông Vàng A Tớ, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé cho biết: Người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lưu giữ các giá trị văn hóa dân tộc. Chúng tôi hy vọng những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mông xanh sẽ là điểm thú vị, thu hút sự quan tâm của khách du lịch, từ đó tiến tới giúp nơi đây trở thành một điểm du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương.

Đặc biệt, huyện Văn Bàn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Đền Ken trên địa bàn xã Chiềng Ken, đền Cô thuộc xã Tân An hằng năm đều được trùng tu và thu hút lượng khách ngày càng đông. Huyện dự kiến tiếp tục trùng tu đền Ken, mở mới đường lên, tu bổ cảnh quan khuôn viên đền, sân lễ hội, bãi đỗ xe để nâng cấp quy mô từ Lễ dâng hương đền Ken thành Lễ hội đền Ken (tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm), góp phần đáp ứng nhu cầu chiêm bái của du khách và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Hiện tại, Văn Bàn có 7 di tích lịch sử văn hóa (1 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia), 16 cơ sở tín ngưỡng cộng đồng. Ngoài ra, địa phương đang được bảo tồn 18 di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận. Tuy nhiên, nhiều năm qua, những di sản văn hóa cộng đồng mới dừng lại ở việc phục vụ hoạt động dân sinh tại chỗ, chưa phát triển thành sản phẩm du lịch. Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng gắn với phát triển kinh tế du lịch của huyện Văn Bàn còn gặp nhiều khó khăn.

Để những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán tại địa phương trở thành sản phẩm du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Bàn đang phối hợp với các phòng chuyên môn khảo sát các điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa cộng đồng. Qua đó nhận thấy một số vùng có nhiều tiềm năng để khai thác như du lịch dù bay gắn với văn hóa cộng đồng tại xã Dần Thàng, xã Dương Quỳ; tuyến đường đua xe đạp địa hình gắn với du lịch văn hóa cộng đồng tại xã Khánh Yên Trung, xã Làng Giàng; du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng tại xã Nậm Xé; du lịch sinh thái Thác Bay (xã Liêm Phú)…

Người Mông xanh có nhiều nét văn hóa độc đáo cần được bảo tồn.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, hệ thống nhà nghỉ, các dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách cũng phát triển, hiện trên địa bàn huyện có 22 nhà nghỉ. Đường liên xã, liên thôn đang được đầu tư, công tác tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng tự nhiên, xã hội nhằm thu hút khách đến khám phá Văn Bàn cũng được đẩy mạnh. Văn Bàn phấn đấu đến năm 2025 thực hiện quy hoạch và xây dựng 2 điểm du lịch và 1 làng, bản văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển 5 nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương với gần 30 sản phẩm; trong nhiệm kỳ đón từ 500 nghìn lượt khách trở lên, nguồn thu của ngành du lịch trong tổng thu ngân sách của huyện ước đạt từ 3% đến 5%.

Khẳng định trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch, UBND huyện Văn Bàn đã triển khai công tác bảo tồn trên địa bàn huyện theo giai đoạn. Theo đó, huyện huy động các nguồn lực đầu tư dựa vào cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên gắn với xây dựng nông thôn mới để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

Ông Lương Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn cho biết: Khởi động xúc tiến du lịch đòi hỏi tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở, cơ chế, chính sách đồng bộ, thích ứng với sự phát triển và kế thừa, bảo tồn những nét đẹp văn hóa tại địa phương. Hiện Văn Bàn đã xây dựng Đề án Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc và phát triển du lịch huyện giai đoạn 2021 - 2025. Huyện luôn tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch nhằm khai thác tiềm năng về bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường, qua đó tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số...  

http://baolaocai.vn/bai-viet/10280/van-ban-bao-ton-gia-tri-van-hoa--de-thuc-day-du-lich

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...