Mùa cốm ở Na Lo

Mùa thu đến, khi cây hồng trĩu quả chuyển sang màu đỏ cam, ấy là lúc những căn bếp ở Na Lo, xã Tà Chải (Bắc Hà) thơm mùi cốm. Nơi đây vốn nức tiếng với món cốm dẻo thơm và nghề làm cốm được người Tày thực hiện rất công phu.
Cốm Na Lo phải được làm từ nguyên liệu chất lượng.

Thôn Na Lo có 100% hộ đồng bào Tày sinh sống. Phụ nữ Tày vốn khéo tay, họ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua các món ăn của dân tộc mình. Nghề làm cốm ở đây cũng chủ yếu do phụ nữ đảm trách.

Thôn Na Lo nằm quanh cánh đồng lúa uốn lượn. Những ngôi nhà của người Tày trong thôn được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Đây là thôn văn hóa, mang đậm bản sắc dân tộc Tày của huyện Bắc Hà phát triển mạnh dịch vụ homestay trong những năm gần đây. Hiện thôn Na Lo có 30 hộ làm cốm và sản phẩm này ở Bắc Hà chủ yếu do người dân Na Lo làm ra.

Từ cuối tháng 8, mùa làm cốm Na Lo bắt đầu. Các gia đình ở Na Lo thường làm cốm vào 2 khung giờ trong ngày, đó là buổi trưa để kịp đem bán buổi chợ chiều và ban đêm để kịp phiên chợ sớm.

Giã cốm.

Một mẻ cốm muốn thơm ngon, trước tiên nguyên liệu phải tốt. Phụ nữ Na Lo phải ra ruộng chọn những bông lúa nếp đã uốn câu, dùng móng tay bấm hạt thấy lúa không còn ngậm sữa. Sau khi cắt những bông lúa nếp về nhà, họ đem lúa đập lấy hạt rồi ngâm nước bỏ hạt lép. Bếp lò được đốt nóng, một chiếc chảo lớn đã cho lên bếp, lúa nếp sau ngâm được cho vào chảo đảo đều. Đây là khâu quyết định độ dẻo và màu sắc của mẻ cốm. Người làm phải đảo đều tay, điều chỉnh lửa không quá to, không quá nhỏ, đảo liên tục trong vòng 15 phút, khi mùi thơm tỏa ra là đạt yêu cầu. Những hạt lúa được đổ ra một chiếc mẹt lớn chờ nguội, sau đó cho vào cối đá giã. Thành quả là mẻ cốm dẻo thơm, xanh màu lúa non. Người làm bọc cốm bằng những chiếc lá dong tươi, buộc bằng sợi rơm khô rồi đem ra chợ bán. Họ không dùng hóa chất hay bất cứ thứ tạo màu nào nên cốm Na Lo có màu xanh tự nhiên, dẻo mềm.

Món cốm là sản phẩm tâm huyết của những phụ nữ quanh năm vất vả với ruộng đồng ở Na Lo. Trước đây, người Na Lo chủ yếu làm cốm để sử dụng, nhưng ngày nay, món ăn này đã được bán ra thị trường và luôn được khách hàng ưa chuộng. Cốm Na Lo chế biến đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, góp phần đem lại nguồn thu cho các gia đình.

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/mua-com-o-na-lo-z8n20200826100932581.htm)

Tin Liên Quan

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Bằng bàn tay khéo léo, chăm chỉ, những phụ nữ Tày đã làm ra những “hạt ngọc xanh” đong đầy hương vị đất trời, đưa hạt cốm Hợp Thành trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của thành phố Lào Cai.

3 sản phẩm trà Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp

Theo thông báo từ Hiệp hội Bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp - AVPA về kết quả Cuộc thi Trà quốc tế năm 2024, Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn đã đạt giải thưởng trà thế giới với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng.

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt,...

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

[Ảnh] Nông dân Bát Xát thu hoạch sâm đất đầu vụ

Tháng 10, là thời điểm nông dân vùng cao huyện Bát Xát bắt đầu vào vụ thu hoạch củ sâm đất để bán cho thương lái. Năm nay, sản lượng sâm đất toàn huyện Bát Xát ước đạt 1.500 tấn củ.

[Ảnh] Tôi là: Bánh chưng đen

Dưới chân núi Khau Mạ cổ tích, trong không gian văn hóa nhà sàn và nhờ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc Tày, tôi được sinh ra.