Người Dao đỏ may áo cưới

Ngày cưới là ngày trọng đại của những cô gái người Dao đỏ. Họ thường tự tay may trang phục cưới truyền thống của mình với sự giúp đỡ của chị em họ hàng. Bộ trang phục cưới của cô gái Dao đỏ rất cầu kỳ, được may thêu thủ công nên mất nhiều chi phí và thời gian.

Khi đã định ngày cưới, cô dâu và các chị em sẽ cùng may trang phục cưới, vì để hoàn thiện bộ trang phục cưới truyền thống cho cô dâu rất mất thời gian, nếu đặt may sẽ tốn chi phí, có thể lên tới chục triệu đồng. Các cô gái thường ngồi dưới những tán cây trong bản, mỗi người một việc để hoàn thiện bộ áo cưới cho cô dâu trong thời gian sớm nhất.

Giúp cô dâu may áo cưới.

Bộ trang phục cưới của cô gái Dao đỏ gồm áo dài được may kiểu xẻ ngực, không có cúc và khuy, gấu áo được may dài chấm đầu gối, tay áo rộng. Áo thường được mặc cùng một chiếc yếm có màu sắc tươi sáng, thân áo được trang trí nhiều hoa văn màu sắc rực rỡ.

Đi cùng với chiếc áo này là khăn quấn đầu dài 8 sải, quấn dạng vành nón trên đầu. Bên người che một dải vải thêu họa tiết bằng chỉ màu đỏ. Thắt lưng thêu công phu với những hoa văn cầu kỳ được quấn quanh eo, rủ xuống ngang tà áo. Quần ống rộng được trang trí các ô vuông nhiều màu. Sau lưng khoác một chiếc vuông vải.

Trang phục cưới truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao đỏ thể hiện ý thức bảo vệ và gắn bó với thiên nhiên sâu sắc. Các hoa văn trang trí trên trang phục chủ yếu là những hình ảnh về thiên nhiên như cây thông, lúa, hoa đỗ… Ngoài ra còn có các họa tiết hình người thể hiện ý thức đoàn kết, đùm bọc, cùng chung sống yên vui hoặc có thể tái hiện một số cảnh sinh hoạt thường ngày như gặt lúa, giã gạo… nhằm nhắc nhở mọi người phải biết yêu lao động, coi lao động là niềm vui, tự hào trong cuộc sống thường ngày.

Đám cưới người Dao đỏ diễn ra chủ yếu ở bên nhà trai, còn nhà gái chỉ tổ chức một bữa ăn đơn giản để đưa cô gái về nhà chồng. Trước đây, người Dao đỏ thường tổ chức ăn cưới từ 2 đến 3 ngày. Ngày nay, do được tuyên truyền, vận động thực hiện văn minh trong việc cưới nên thời gian ăn uống trong đám cưới đã giảm xuống từ 1 đến 2 ngày, tuy nhiên các thủ tục cần thiết vẫn được tiến hành đầy đủ theo tuần tự.

Trước khi về nhà chồng, thầy mo sẽ tổ chức cúng để trình báo tổ tiên ở nhà gái. Lễ vật cúng gồm thủ lợn, gà luộc, xôi có màu đỏ, rượu và đèn. Sau khi làm xong lễ cúng trình báo tổ tiên, chị dâu giúp cô dâu trang điểm và mặc quần áo mới, đeo trang sức thật đẹp để đưa  về nhà chồng.

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/nguoi-dao-do-may-ao-cuoi-z8n20200806151015928.htm)

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...