Tu viện cổ Tả Phìn - điểm “check in” lý tưởng của du khách

Nằm giữa bản làng thơ mộng của người Dao, người Mông, có một tu viện cổ kính đã tồn tại gần một thế kỷ. Lạc vào không gian hoài cổ này, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi nét xưa hiện hữu trên những bức tường rêu phong phủ kín.

Tu viện cổ Tả Phìn tọa dưới chân núi. 

Cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về phía Đông Bắc là bản Tả Phìn với nhiều cảnh đẹp. Trong số đó, không thể bỏ qua điểm đến “check in” vô cùng lý tưởng - Tu viện cổ kỳ bí.

Theo các tài liệu ghi chép lại, tu viện được xây dựng từ năm 1942. Công trình được xây dựng bằng đá ong nên đến ngày nay vẫn giữ được sự kiên cố và vững chắc. Cổng tu viện thiết kế theo lối vòm cổ điển của kiến trúc Pháp. Tổng thể tu viện gồm một nhà ngang, có mặt hướng về phía Tây, tọa lạc dưới chân núi.

Trải qua gần một thế kỷ, công trình vẫn rất vững chắc. 

Đi sâu vào bên trong, bạn sẽ thấy các mảng tường, ô cửa sổ rêu phong từng lớp.  Chạm tay vào những bức tường đá mát lạnh, những lớp rêu bám vào kẽ đá tạo nên những mảng màu loang lổ dấu vết của thời gian.  

Bà Chẻo Mán Mẩy, dân tộc Dao đỏ (bên phải ảnh) cười tươi khi trò chuyện cùng khách du lịch.

Những người phụ nữ Dao đỏ cũng thường đến đây để thêu thổ cẩm và bán các sản phẩm thổ cẩm cho khách du lịch. Bà Chẻo Mán Mẩy, năm nay đã 65 tuổi, luôn nở nụ cười rất tươi mỗi khi chuyện trò cùng du khách. Bà chia sẻ: “Bà bán thổ cẩm ở đây được mấy chục năm rồi. Ngày nhiều nhất cũng bán được hơn 300 ngàn đồng. Nhưng từ đầu năm đến nay, do dịch Covid-19 nên vắng khách lắm…”.

Chính nét xưa và vẻ hoang sơ kỳ bí của kiến trúc cổ kính này đã thu hút du khách. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách bốn phương. Họ đến để được chụp hình kỷ niệm, được trò chuyện với những người phụ nữ Dao đỏ, nghe người dân bản địa kể về nơi này, những câu chuyện mộc mạc và thú vị. Đặc biệt là giới trẻ tìm đến đây để chụp những bức hình đẹp, lưu giữ những khoảnh khắc của hiện tại và nét xưa in dấu nơi đây./.

Thu Hiền

Tin Liên Quan

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.

Lào Cai hưởng ứng Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” trên địa bàn tỉnh.