Anh sẽ áp dụng giải pháp của cựu Tổng thống Mỹ Roosevelt để khôi phục kinh tế

Ngày 29-6, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, virus SARS-CoV-2 là một thảm họa đối với nước này. Ông cho rằng, Anh cần có cách tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 tương tự chính sách Kinh tế mới mà cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã triển khai trong giai đoạn cao điểm của cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Anh đưa ra phát biểu nêu trên trong cuộc phỏng vấn với kênh phát thanh kỹ thuật số Times Radio vào ngày phát sóng đầu tiên của kênh này. Cho rằng dịch Covid-19 là “cơn ác mộng” của nước Anh, ông Johnson kêu gọi “quốc đảo sương mù” nên có cách tiếp cận mới đối với nền kinh tế và lấy đầu tư làm tiêu chí được ưu tiên hàng đầu.

“Trong những thời khắc này, bạn có cơ hội thay đổi và làm nhiều việc tốt hơn... để đầu tư vào hạ tầng, giao thông, băng thông rộng... Tôi nghĩ rằng đây là lúc để áp dụng cách giải quyết của cựu Tổng thống Mỹ Roosevelt tại Anh”, ông Johnson nói.

Gắn liền với tên tuổi của cựu Tổng thống Roosevelt, chính sách Kinh tế mới đã giúp Mỹ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, từ bệnh viện cho đến bưu điện, cầu, trường học... Mục tiêu của chính sách này là giúp nước Mỹ phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930.

Thủ tướng Johnson cho rằng, việc đưa nước Anh trở lại thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” sẽ là một sai lầm trong bối cảnh Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Anh sẽ chứng kiến GDP giảm 10,2% trong năm 2020 và tăng trưởng 6,3% trong năm 2021. Hôm nay, ông Johnson đã công bố chương trình xây dựng trường học trị giá một tỷ bảng. Dự kiến, ngày 30-6, ông sẽ tiếp tục đưa ra tuyên bố về các khoản đầu tư công có giá trị lớn.

Anh là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của đại dịch Covid-19. Dù đã đi qua đỉnh dịch, song nước Anh vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới và tử vong do virus SARS-CoV-2. Theo Worldometers, tính đến 16 giờ ngày 29-6 (giờ Việt Nam), nước Anh đã ghi nhận 43.550 ca tử vong trong số 311.151 ca bệnh. Hiện số ca tử vong của nước này đứng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil.

https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/anh-se-ap-dung-giai-phap-cua-cuu-tong-thong-my-roosevelt-de-khoi-phuc-kinh-te-476032/

 
Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.