Xó pẹ” của phụ nữ Hà Nhì

Mỗi dân tộc thiểu số ở Lào Cai đều có những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục của từng tộc người. Với dân tộc Hà Nhì đen ở vùng cao Bát Xát, ngoài trang phục mang nét hoa văn riêng, còn có một nét độc đáo mà bất cứ ai gặp phụ nữ Hà Nhì đều nhận thấy và tò mò muốn biết. Đó là mái tóc giả đồ sộ vấn cao trên đầu của họ…
Chỉ len được nhuộm chàm trước khi tết thành “Xó pẹ”.

Chị Sào Thó Sơ ở bản Mò Phú Chải, xã Y Tý cho biết: Từ nhỏ, mẹ đã dạy chị cách vấn tóc như vậy. Con gái Hà Nhì ai cũng có mái tóc giả để làm duyên, như mọi người vẫn nói là “góc con người”… Tiếng Hà Nhì, mái tóc giả được gọi là “Xó pẹ”.

Theo các cụ cao niên trong bản Choản Thèn, xã Y Tý, con gái Hà Nhì tầm 13 - 14 tuổi trở lên sẽ được bà hoặc mẹ dạy cách làm tóc giả. Thời gian chừng 2 đến 4 tháng mới làm xong một bộ tóc này. Thường thì tóc giả được làm từ sợi chỉ bông, ngày nay người Hà Nhì làm bằng chỉ len đã nhuộm chàm hoặc củ nâu.

Tùy theo lứa tuổi mà có bộ tóc giả và cách vấn tóc khác nhau. Khi vấn tóc giả, phụ nữ Hà Nhì thường đội chiếc khăn trước, rồi buộc phần đầu của tóc giả với tóc thật, sau đó tết tóc thật cùng với phần chỉ len rồi buộc lại, kéo phần đã tết 1 vòng quanh đầu để giữ chặt lại, tiếp đến là buộc chiếc khăn mình vừa đặt lên trên đầu, cuối cùng là đặt mảnh khăn ở trên cùng.

Phụ nữ Hà Nhì thường vấn tóc giả trên đầu.

Cô gái chưa lập gia đình sẽ có chiếc mũ trang trí nhiều loại chỉ màu xanh đỏ và hạt cườm; bộ tóc giả ở phần cuối được buộc thành 3 chùm và giữa có 1 chùm nhiều màu sắc giống như bông hoa. Thế nên, tóc giả trở thành biểu tượng sắc đẹp cho con gái Hà Nhì, họ ví phụ nữ đẹp như hoa. Khi đội tóc giả, các cô gái đội lệch để các quả tua len ra bên trái, tạo nét duyên dáng cho người đội.

Đối với phụ nữ có chồng, họ cũng có bộ tóc giả giống như các cô gái trẻ nhưng không có chiếc mũ, thay vào đó là chiếc khăn vuông, trên cùng có mảnh khăn trang trí hoa văn hai bên và gắn các tua chỉ ở phần dưới. Đối với phụ nữ 35 - 40 tuổi trở lên, tóc giả lại khác một chút, khi họ đội quả tua thường thẳng ở chính giữa đầu. Điểm khác biệt lớn nhất của bộ tóc giả ở phụ nữ có chồng là mảnh khăn đính tua đuôi đội ở trên cùng với ý nghĩa để giữ lại hồn vía, bắt buộc đối với phụ nữ khi họ tham dự các buổi lễ quan trọng trong cộng đồng.

Hầu hết phụ nữ Hà Nhì ai cũng sắm cho mình ít nhất 1 bộ “Xó pẹ”. Một trong những tiêu chuẩn để các chàng trai Hà Nhì chọn vợ là sự khéo léo của các cô gái học làm tóc giả và vấn tóc làm sao để có bộ tóc đẹp. Tóc giả trở thành phụ kiện không thể thiếu trong đời sống, để phụ nữ Hà Nhì làm đẹp và dùng trong các dịp tết cổ truyền, lễ hội, đám cưới, đi chợ...

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/xo-pe-cua-phu-nu-ha-nhi-z8n20200529101412396.htm)

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...