Trang Chủ Tin tức - sự kiện Thế giới

Giải quyết gốc rễ của nạn đói

Liên hợp quốc vừa kêu gọi thổi luồng sinh khí mới cho hệ thống đa phương bảo vệ hòa bình để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nạn đói. Năm 2022, thế giới ghi nhận 250 triệu người rơi vào cảnh mất an ninh lương thực khẩn cấp, con số cao nhất được ghi nhận những năm gần đây.

Xu thế tất yếu của năng lượng xanh

Trong bối cảnh thế giới đẩy nhanh việc giảm lượng khí thải và chuyển đổi năng lượng nhằm đạt mục tiêu về trung hòa các-bon, việc đầu tư phát triển năng lượng sạch được chú trọng hơn bao giờ hết. Thực thi cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Mỹ và châu Âu đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển năng lượng sạch và ghi nhận kết quả tích cực.

Kinh tế châu Âu vẫn u ám

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, bức tranh kinh tế của các quốc gia châu Âu vẫn khá u ám. Hoạt động kinh doanh ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7 suy giảm mạnh hơn rất nhiều so với dự báo, và thách thức lạm phát vẫn nghiêm trọng.

Vì sự bền vững của hệ thống lương thực toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực đã khai mạc tại thủ đô Rome của Italia với chương trình nghị sự tập trung thảo luận biện pháp giải quyết những vấn đề mà hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt. Quản lý và bảo đảm an ninh lương thực vẫn là thách thức lớn toàn cầu trong bối cảnh nhiều quốc gia bị nạn đói hoành hành, hàng trăm triệu người thiếu ăn, trong khi hàng tỷ người mắc các bệnh thừa cân và béo phì, cùng tình trạng lãng phí thực phẩm.

Sức hút của Nhóm các nền kinh tế mới nổi

Nam Phi cho biết, 22 quốc gia đã chính thức yêu cầu tham gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và hơn 20 quốc gia khác cũng bày tỏ sự quan tâm để trở thành thành viên của khối.

Lạm phát toàn cầu hạ nhiệt

Các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo đầy tươi sáng về việc lạm phát hạ nhiệt ở một loạt nền kinh tế trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Tín hiệu tích cực này cho thấy các biện pháp đối phó của chính phủ các nước thời gian qua bắt đầu mang lại hiệu quả.

Thế giới chật vật trong nắng nóng

Nhiều quốc gia trên thế giới, từ châu Á đến châu Âu và Mỹ, đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục ở thời điểm mùa hè mới chỉ bắt đầu ở Bắc Bán cầu. Đây là bằng chứng khốc liệt về những nguy cơ khí hậu ấm lên và nhiều nước đã đưa ra cảnh báo về tác động tiêu cực của nền nhiệt tăng đối với sức khỏe con người cũng như tính cấp bách của các hành động chống biến đổi khí hậu.

Phát huy vai trò, đóng góp của ASEAN cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực

Các Bộ trưởng chia sẻ nhận định chung về tình hình bất ổn, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay, trong đó, nổi trội là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các vấn đề an ninh xuyên biên giới cùng diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng hơn cả với ASEAN là giữ vững đoàn kết, tích cực tham vấn để tìm kiếm phương thức ứng xử phù hợp, và duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trong quan hệ đối ngoại.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi thay đổi vì thịnh vượng chung

Mục tiêu thiết lập mô hình phát triển mới, bao trùm và cân bằng giúp Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tạo được sức hút mạnh mẽ, nhất là đối với các nước đang phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nỗ lực phục hồi, BRICS nhấn mạnh cam kết đem tới những thay đổi quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để thúc đẩy các bên tham gia cùng hướng tới mục tiêu thịnh vượng chung.

Đánh giá tiêu chí thân thiện với môi trường

Theo Tổ chức Net Zero Tracker, gần một nửa trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới cam kết đạt mục tiêu trung hòa khí thải các-bon vào năm 2050, song chỉ một số ít trong nhóm này thực sự có kế hoạch hành động đáng tin cậy. Các cơ quan quản lý trên thế giới bắt đầu siết chặt quy định liên quan việc đánh giá tiêu chí thân thiện với môi trường trong hoạt động doanh nghiệp.