Trang Chủ Tin tức - sự kiện Thế giới

Nhiều điểm sáng kinh tế giúp khu vực châu Âu thoát khỏi nguy cơ suy thoái lan rộng

Kết quả khảo sát được hãng S&P Global công bố ngày 21/4 vừa qua cho thấy những tín hiệu khởi sắc đối với nền kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) khi tăng trưởng khu vực này trong tháng 4 đã bứt tốc và đạt mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. Bức tranh kinh tế châu Âu xuất hiện nhiều điểm sáng, giúp khu vực này thoát khỏi nguy cơ suy thoái lan rộng, tiếp tục phục hồi, mặc dù còn không ít khó khăn.

Hệ quả của biến đổi khí hậu

Người dân ở nhiều khu vực Nam Á và Đông Nam Á đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, được cho là do tác động của biến đổi khí hậu. Tình trạng nắng nóng trên diện rộng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới

Tăng thêm trung bình 36.470 người mỗi ngày, với dân số 1.425.782.975 người tính đến ngày 14/4, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Kinh tế châu Âu thoát hiểm

Kinh tế châu Âu có triển vọng thoát khỏi suy thoái "trong gang tấc" khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nhận định, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Lục địa già sụt giảm mạnh trong năm nay, nhưng hầu hết các quốc gia sẽ tránh được suy thoái. Mặc dù vậy, nguy cơ khủng hoảng năng lượng và "bóng ma lạm phát" vẫn đe dọa nghiêm trọng kinh tế khu vực này.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nước đang phát triển ở châu Á, chủ yếu do tác động từ việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19 và mở cửa trở lại. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2023 công bố ngày 4/4, ADB cho biết, suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng hơn từ quý IV năm 2022 và nhiều khả năng tiếp tục trong năm 2023.

Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO

Ngày 4/4, cờ của Phần Lan đã được treo bên ngoài trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Brussels (Bỉ), tượng trưng cho việc quốc gia Bắc Âu chính thức trở thành thành viên thứ 31 của liên minh này.

Một loạt quốc gia OPEC+ tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Trong các quốc gia OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ, Nga cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu khí thêm 500.000 thùng/ngày từ mức sản xuất trung bình vào tháng Hai cho tới cuối năm 2023.

Hành động khẩn cấp vì an ninh lương thực

Các quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cam kết tăng cường giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực nghiêm trọng, nhất là thách thức đối với các nước kém phát triển nhất (LDC) và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực ròng (NFIDC). Đây là hành động cần thiết và khẩn cấp trong cuộc chiến chống nạn đói có nguy cơ bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.

Gian nan chuyển đổi năng lượng

"Chuyển đổi năng lượng - Đảm bảo một tương lai xanh" là chủ đề của diễn đàn Đối thoại chuyển đổi năng lượng Berlin (BETD) lần thứ 9 đã khai mạc tại thủ đô Berlin của Đức. Chuyển đổi xanh đã trở thành "việc cần làm ngay" của mọi quốc gia, nhưng là hành trình gian nan đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư, hợp tác của cộng đồng quốc tế.

Kinh tế Eurozone qua "cơn bĩ cực"

Kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng trưởng mạnh nhất trong 10 tháng và điều này làm "tan băng" mối lo suy thoái kinh tế trên toàn châu lục. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây và lạm phát chưa hạ nhiệt vẫn là những vấn đề kinh tế lớn của Lục địa già.