Tại phiên thảo luận chung của Ủy ban chuyên trách các vấn đề kinh tế, tài chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Chủ tịch Ủy ban Vanessa Frazier nhấn mạnh vai trò của các khuyến nghị hành động, tăng cường đoàn kết quốc tế, định hình phương hướng chính sách giúp các nước thoát khỏi đại dịch và đạt các mục tiêu về phát triển bền vững của LHQ. Nhiều nước bày tỏ quan ngại về tình trạng tiếp cận không công bằng về vắc-xin, giáo dục, công nghệ và đề nghị hỗ trợ tài chính giúp phục hồi sau dịch.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ trang thống kê Our World in Data cho thấy hơn một nửa dân số thế giới hiện đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ ở các cấp quốc tế cũng như từng quốc gia.
Hãng thông tấn Liên bang Nga (Riafan) vừa có bài viết đánh giá cao vai trò, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam, được thể hiện rõ qua những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) giai đoạn 2020 - 2021. Bài viết nhấn mạnh tới những hoạt động tích cực và hiệu quả của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận chung cấp cao Ðại hội đồng LHQ khóa 76 mới đây.
Vào lúc 16h30 ngày 4/10 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố giải Nobel Y sinh năm 2021 thuộc về hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.
Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN+3 để thực hiện các kế hoạch hợp tác giáo dục đã đặt ra và cùng nhau vượt qua những khó khăn trong thời gian khủng hoảng toàn cầu.
Trang Geopolitical Monitor, có trụ sở tại Canada, đã đăng bài phân tích toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa họp 76, đồng thời điểm lại những đóng góp của Việt Nam đối với mục tiêu chung của Liên hợp quốc, cũng như những thành tựu phát triển, kinh tế của đất nước trong hàng chục năm qua.
Nhiều nước trên thế giới đang tìm giải pháp cân bằng giữa việc đối phó đại dịch và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh đã hoành hành gần hai năm nay. Thích ứng an toàn với Covid-19 và thiết lập trạng thái “bình thường mới” là một hướng đi mà nhiều nước ưu tiên chọn lựa vào thời điểm này.
Ngày Du lịch Thế giới 27/9 năm nay, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã chọn chủ đề “Du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch trong kiến tạo cơ hội, bảo tồn giá trị văn hóa, tự nhiên tại các khu vực nông thôn trên toàn thế giới.
Vaccine Sinopharm là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có “hiệu quả khả quan” và mang lại kết quả trong việc ngăn chặn các ca bệnh trở nặng và tử vong.
Những người làm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn ở châu Âu đang thở phào nhẹ nhõm khi có nhiều quốc gia đã nới lỏng các biện pháp hạn chế, giúp ngành du lịch có thể hoạt động trở lại.