Với khoảng 30.000 đại biểu, trong đó có sự tham dự trực tiếp của hơn 120 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng, Hội nghị COP26 được kỳ vọng sẽ mở ra trang mới trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những mục tiêu của Hội nghị này là huy động đủ 100 tỷ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã trải qua 48 năm vun đắp và phát triển, gặt hái nhiều thành tựu tốt đẹp trong mọi lĩnh vực, nhất là về chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Ðây cũng chính là tiền đề vững chắc mở ra những chân trời hợp tác mới đầy triển vọng cho Việt Nam và Anh trong tương lai, đóng góp thiết thực vào sự ổn định và phát triển của hai nước cũng như của hai khu vực Á - Âu.
Trong khuôn khổ các Hội nghị cấp cao ASEAN với các Đối tác, chiều 28/10, Hội nghị cấp cao ASEAN-Nga lần thứ 4, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Nga được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo các nước ASEAN, Tổng thống Nga và Tổng Thư ký ASEAN dự Hội nghị.
Viện nghiên cứu quốc tế Singapore (SIIA) nhận định, đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng, song Việt Nam vẫn được giới đầu tư quốc tế xác định là điểm đến hấp dẫn.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, học giả Trung Quốc đã tập trung giới thiệu về kinh nghiệm và biện pháp của Trung Quốc trong phòng chống dịch COVID-19, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì sản xuất trong tình hình dịch bệnh.
Ngày 26/10, các chuyên gia cố vấn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ủng hộ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi, khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vượt trội hơn so với những rủi ro mà loại vaccine này có thể đem lại.
Ngày 26/10, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định mặc dù nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ tăng cường tiêm chủng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo cho thấy đại dịch này "còn lâu mới kết thúc".
Tình hình dịch bệnh tại châu Á đã có những dấu hiệu cải thiện, nhờ đó, các nước dần dỡ bỏ và nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch, từng bước khôi phục trạng thái bình thường mới và sống chung an toàn với COVID-19.
Bất ổn an ninh cùng tác động nặng nề tới phát triển kinh tế-xã hội đang làm tình hình nhân đạo tại CH Trung Phi ngày một xấu đi; ước tính hiện nay có tới 3,1 triệu người dân, tương đương 63% dân số nước này, đang cần được hỗ trợ nhân đạo.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho biết, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam là một trong các khu vực bị tác động mạnh mẽ nhất của mực nước biển dâng. Do đó, Việt Nam coi vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và tác động an ninh, phát triển của hiện tượng này là một trong các ưu tiên cao trong nhiệm kỳ thành viên HĐBA 2020-2021.