Indonesia, nước Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022, khởi động các cuộc thảo luận của G20 về chuẩn hóa các quy định về y tế nhằm nối lại hoạt động đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19.
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) mới đây cảnh báo, an ninh lương thực toàn cầu đối mặt thêm thách thức do cuộc xung đột Nga-Ukraine sau hai năm gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố như biến đổi khí hậu, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch, việc bảo đảm an ninh lương thực là bài toán không dễ giải đối với nhiều quốc gia.
Cuba, quốc gia Mỹ Latin duy nhất tự phát triển được vaccine ngừa Covid-19, tiếp tục gặt hái những thành tựu mới trong chăm sóc sức khỏe người dân. Thành công trong phòng, chống dịch bệnh cho thấy những ưu điểm vượt trội của một hệ thống y tế giàu tính nhân văn, góp phần tô đậm thêm hình ảnh "đảo tự do" như biểu tượng của ý chí tự cường.
Sản lượng khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã sụt giảm do các mỏ ở Biển Bắc cạn kiệt, nguồn cung từ Nga giảm mạnh vì xung đột quân sự ở Ukraine đã đẩy giá năng lượng tăng vọt. Thiếu năng lượng, lạm phát cao đang là "bài toán chưa có lời giải" của các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, ngày 8/3, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge kêu gọi nên coi các nguyên tắc về y tế và nhân đạo đóng vai trò là động lực chính cho hòa bình ở Ukraine.
Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) Hàn Quốc, sáng 10/3 thông báo ứng cử viên Yoon Suk-yeol của đảng Sức mạnh Quốc dân (PPP) đối lập chính đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 20 ở Hàn Quốc, với tỷ lệ chênh lệch số phiếu sít sao (0,73%) trước đối thủ Lee Jae-myung thuộc đảng Dân chủ (DP) cầm quyền.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định, điều quan trọng sống còn là thiết lập ngừng bắn tại Ukraine để cho phép sơ tán an toàn dân thường khỏi Mariupol, Kharkov và Sumy, cũng như tất cả các nơi đang bị mắc kẹt.
Kêu gọi chấm dứt ngay lập tức chiến sự tại Ukraine, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho rằng: “không bao giờ là quá muộn để tham gia vào các cuộc đàm phán một cách thiện chí và giải quyết mọi vấn đề một cách hòa bình”.
Tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã họp phiên toàn thể về tình hình Ukraine, với sự tham dự của gần 200 nước thành viên LHQ.
Ngày 21/2, Ðiện Elysee ra thông cáo cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (V.Pu-tin) đã chấp thuận về mặt nguyên tắc tiến hành hội đàm cấp cao về Ukraine với điều kiện không có hành động quân sự giữa Moskva và Kiev.