Trong báo cáo công bố ngày 15/4, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng 7,8% trong năm nay, nhưng đồng thời cảnh báo những nước này cần đề phòng nguy cơ giá trị tài sản và tín dụng quá nóng.
Bạo lực giới liên quan đến cuộc xung đột ở Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo là một trong những vấn đề được Liên hợp quốc rất quan tâm. Mới đây, một thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ CHDC Congo và các đối tác về giải quyết vấn đề này đã được Liên hợp quốc đánh giá cao.
Thế giới tuần qua diễn ra sôi động với nhiều sự kiện tập trung tại các điểm nóng như: CHDCND Triều Tiên, tranh chấp biển đảo khu vực Đông Bắc Á, chương trình hạt nhân của Iran. Tuần qua cũng đánh dấu việc Liên hợp quốc thông qua Hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí và dịch cúm gia cầm tại Trung Quốc đe dọa nguy cơ lây lan sang các quốc gia láng giềng.
WHO khẳng định không có dấu hiệu cho thấy các trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc là do lây từ người sang người, song không thể loại trừ khả năng loại virus này đã lây lan theo cách thức tương tự như chủng virus H5N1.
Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2013 đã khai mạc tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) với chủ đề “Đổi mới, trách nhiệm, hợp tác: Châu Á mưu cầu cùng phát triển”.
Ngày 7/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức khai mạc Hội chợ công nghiệp Hannover 2013 tại thành phố Hannover, Đức. Năm nay, Nga là đối tác chính của hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới này với sự tham gia của 160 doanh nghiệp Nga hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, năng lượng, sinh thái, công nghệ....
Việc dân số ngày càng tăng mạnh đã khiến các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Để đảm bảo an ninh lương thực, UAE đẩy mạnh nhập khẩu lương thực, thực phẩm; đồng thời xem xét đầu tư vào các dự án nông nghiệp tại nước ngoài.
Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, nhờ cố gắng chung của cộng đồng quốc tế, hiện nay 80% số vũ khí hóa học trên thế giới đã bị tiêu hủy, và kêu gọi tất cả các quốc gia sớm tiêu hủy nốt số vũ khí hóa học hiện đang còn tồn tại vì sự bình yên của nhân loại.
Tình hình tại Nhật Bản dường như tốt lên kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với chương trình cải cách kinh tế khá giống những chính sách đã giúp Nhật Bản thoát khỏi Đại suy thoái hồi những năm 1930.
Triều Tiên đe doạ đóng cửa hoàn toàn khu công nghiệp Keassong, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục kêu gọi các bên không leo thang căng thẳng... là những diễn biến mới nhất về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.