Lào Cai: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa

Lào Cai là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, di sản văn hóa ở Lào Cai đã trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn để khai thác phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Những giá trị, tinh hoa của di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Lào Cai đã được ghi nhận, biết đến với số lượng đông nhất cả nước. Nhiều di tích trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng vạn lượt khách. Ý thức gìn giữ, trao truyền di sản văn hóa dân tộc trong cộng đồng đã được nâng lên rõ rệt. Đồng bào các dân tộc chủ động trong việc hòa nhập, khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch của địa phương, góp phần nâng cao đời sống gia đình.

Lễ hội Đền Thượng, thành phố Lào Cai luôn thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan, chiêm bái

Trong 10 năm qua, tỉnh Lào Cai có thêm 23 di tích được xếp hạng, nâng tổng số di tích được xếp hạng của địa phương lên 46 di tích, trong đó có 21 di tích quốc gia và 25 di tích cấp tỉnh. Các di tích đã được tu bổ, phục hồi trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đáp ứng nhu cầu của nhân dân, du khách. Tỉnh Lào Cai tự hào có bảo vật quốc gia là Trống đồng Pha Long đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018. Nhiều di sản lễ hội đã được quan tâm, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị, trở thành sản phẩm du lịch nổi tiếng như: Lễ hội Đền Thượng, Đền Bảo Hà, Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội Xuống đồng của người Tày, Giáy, Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì, Lễ hội Su Giề Pà của người Bố Y ở Mường Khương...

Các di tích danh thắng đã phát huy được giá trị trở thành điểm du lịch hấp dẫn, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong và ngoài nước. Một số di tích danh thắng luôn đứng trong tốp đầu bình chọn của thế giới như: Di tích danh thắng ruộng bậc thang ở Sa Pa được Tạp chí du lịch Travel and Leisire (Mỹ) bình chọn là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á, được trang Mother Nature xếp trong danh sách 30 thắng cẳnh đẹp nhất hành tinh; Đền Bảo Hà - Huyện Bảo Yên, Đền Đôi Cô, Đền Thượng - Thành phố Lào Cai đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong và ngoài nước. Hằng năm thu hút hằng vạn lượt khách đến chiêm bái, dâng hương, góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương, cải thiện đời sống.

Lào Cai có 10 điểm du lịch cộng đồng được UBND tỉnh công nhận. Làng cổ của các dân tộc tiêu biểu ở Lào Cai phát huy thế mạnh trở thành các điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn như thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ (Sa Pa); thôn Lao Chải, xã Ý Tý (Bát Xát); thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai (Bắc Hà),… Theo đánh giá của Tổng Cục du lịch, Lào Cai là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về phát triển hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng – đây là loại hình “du lịch xanh” được khách du lịch quốc tế yêu thích khám phá, 2 năm liền (2016, 2017) đều được giải thưởng Homestay Asean. Du lịch cộng đồng tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các địa phương tham gia loại hình du lịch này. Theo kết quả thu nhập từ các địa phương (đặc biệt là huyện Sa Pa), thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng đạt từ 20-30 triệu đồng/hộ/năm trong đó có nhiều hộ đạt doanh thu từ 60 đến 100 triệu đồng/năm, cao gấp 5 đến 25 lần so với các hộ không tham gia du lịch cộng đồng.

Không chỉ thế, Lào Cai rất chú trọng công tác khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch như: Khai thác vốn tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và phát triển thương hiệu “tăm lá thuốc người Dao Đỏ”; khai thác nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao, người Mông tạo thành sản phẩm thủ công thêu tay độc đáo; khai thác kiến trúc nhà sàn phát triển thành dịch vụ nhà nghỉ tiêu biểu của dân tộc Tày, Giáy, Mông,... Du lịch cộng đồng cũng tạo môi trường phục hồi và phát triển một số nghề truyền thống của các dân tộc như nghề thảo dược và hương liệu, rau sạch, làm hương, làm nến sáp ong,... Các mô hình này đã tạo việc làm trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, tạo ra những sản phẩm độc đáo và được du khách đặc biệt yêu thích.

Bên cạnh đó, Lào Cai đã phát huy thế mạnh của đội ngũ nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú trong việc truyền lửa nhiệt huyết đam mê văn hóa, di sản dân tộc cho các thế hệ trẻ.

Để phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, bên cạnh làm tốt công tác bảo tồn, Lào Cai tập trung khai thác các yếu tố đặc trưng văn hóa của địa phương để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch với đặc thù, cạnh tranh cao. Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu, sưu tầm và khai thác các giá trị văn hóa dân tộc phục vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng; phát huy hiệu quả chương trình “Biến di sản thành tài sản”, trong đó bảo tồn di sản dựa vào cộng đồng dân cư bản địa trên cơ sở đem lại lợi ích cho người dân từ chính di sản mà họ đang sống cùng, đang bảo vệ. Đồng thời phát huy các giá trị di sản, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu di tích đúng quy cách sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch có chiều sâu và bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành Du lịch cũng như vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể nói, du lịch gắn với di sản văn hóa đang ngày càng phát triển, trở thành một loại hình du lịch quan trọng trong “ngành công nghiệp không khói” của Lào Cai. Đây là loại hình du lịch đặc biệt luôn có sức hấp dẫn với du khách gần xa.

 

Thanh Thương

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...