Cơ sở hạ tầng có vai trò then chốt tạo động lực cho Lào Cai phát triển

Để khai thác tốt tiềm năng lợi thế, Lào Cai xác định cải thiện cơ sở hạ tầng giữ vai trò then chốt, là động lực cho Lào Cai phát triển bứt phá và hội nhập quốc tế.

Với trên 200 km đường biên giới với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu, trong đó có cặp cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu là cửa ngõ thông thương hàng hóa, hành khách lớn giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai những giải pháp quan trọng để phát triển mạng lưới giao thông đối nội, đối ngoại tạo tiền đề làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng tích cực để đến năm 2020, Lào Cai sẽ trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Hệ thống giao thông vận tải Lào Cai là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Lào Cai đang ưu tiên tập trung phát triển hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa như: Cảng hàng không Sa Pa; đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến thị trấn Sa Pa; đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai giai đoạn 2 (mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai lên 4 làn xe); dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai; nâng cấp, cải tạo tuyến đường thủy nội địa từ Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi (T.P Lào Cai) dài khoảng 166km đạt cấp IV; xây dựng cảng Lục Cẩu và cảng Phố Mới đáp ứng cỡ tàu lớn nhất 200 tấn, năng lực thông qua 300.000 tấn/năm đến 2030 theo quyết định quy hoạch đã được phê duyệt.

Từ khi tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đưa vào sử dụng đã trở thành công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tạo thuận lợi cho KT- XH của Lào Cai phát triển mạnh mẽ mà còn được ví là trục “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc. Không chỉ kết nối các vùng kinh tế trong nước mà còn kết nối quốc tế. Bởi đây là một trong những tuyến đường hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mekong mở rộng, góp phần thực hiện thành công chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế”; là tuyến vận tải quốc tế ngắn nhất từ các cảng biển Việt Nam đến vùng Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời là tuyến kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN.

Với vị trí là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Lào Cai là cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn. Cửa khẩu Lào Cai đã và đang có những phát triển mạnh mẽ nhờ tuyến đường cao tốc này. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu với diện tích gần 16.000 ha, tạo cơ hội cho Lào Cai thu hút và triển khai nhiều dự án mới trong thời gian tới.

Phối cảnh quy hoạch cảng hàng không Sa Pa.

Lào Cai đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và bổ sung vào quy hoạch Khu công nghiệp Phía Tây thành phố Lào Cai vào quy hoạch chung các Khu công nghiệp cả nước. Công tác chuẩn bị đầu tư các công trình hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp đang được triển khai tích cực. Một số công trình hạ tầng thiết yếu quan trọng tại Khu Cửa khẩu Bản Vược, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng đang đẩy nhanh tiến độ thi công.

Trong thời gian tới, Lào Cai sẽ ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics. Ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường sắt và đường thủy nội địa. Lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư các Trung tâm Logistics theo Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong đó Quy hoạch Trung tâm Logistics trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai là 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030.

Mới đây, Lào Cai đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải công bố Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Sa Pa (Lào Cai) giai đoạn đến năm 2030.

Theo quy hoạch, Sa Pa sẽ là sân bay cấp 4C với đường bay khai thác được các loại máy bay code C, tương đương dòng A320 của Airbus hoặc 737 của Boeing; có 9 vị trí đỗ máy bay. Sân bay được xây dựng trên tổng diện tích đất 371 ha tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng cảng hàng không sẽ kết nối đường không giữa Lào Cai với các địa phương khác trong nước, đặc biệt là các tỉnh miền trung và miền nam. Cảng hàng không Sa Pa sẽ giúp khách du lịch trong và ngoài nước có thể bay thẳng đến Lào Cai, tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương đồng thời kỳ vọng công trình này sẽ trở thành động lực quan trọng giúp Lào Cai phát triển bứt phá trong tương lai./.

Thu Hiền

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...