Hội thảo góp ý Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Ngày 21/5, tại Lào Cai, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo góp ý Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025, định hướng 2030 (gọi tắt là Đề án).
Quang cảnh hội thảo.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Thanh Dương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

Tham dự hội thảo có 138 đại biểu đến từ Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo UBND và một số sở, ban, ngành của 14 tỉnh, thành phố.

Vùng dân tộc thiểu số, miền núi nước ta có 5.266 xã, trong đó có 1.957 xã khu vực vùng III và 20.139 thôn, bản ngoài xã khu vực III thuộc diện đặc biệt khó khăn; vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có 291 xã, bãi ngang và hải đảo vào diện đầu tư đặc biệt khó khăn. Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 3,04 triệu hộ, 13,38 triệu người. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng- an ninh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung là những khu vực trọng yếu, giữ vai trò quan trọng.

Đại biểu góp ý tại hội thảo.

Đề án nêu rõ thực trạng, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đánh giá những tác động của Đề án; trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, đồng bào dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc thực hiện Đề án.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khái quát một số thành tựu của tỉnh Lào Cai trong năm 2018 như: Tốc độ GRDP đạt 10,23%; cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 8.368 tỷ đồng (vượt 48,3% dự toán Trung ương giao); đứng thứ 2/14 tỉnh miền núi phía Bắc về tỷ lệ giảm nghèo. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ, Ủy ban Dân tộc tiếp tục quan tâm, đầu tư, tuyên truyền, chỉ đạo, đánh giá các chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Dương phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tiến hành thảo luận, góp ý kiến với nhiều nội dung quan trọng trong Đề án như: Giáo dục, việc làm, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại hội thảo.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh ghi nhận, tiếp thu và trân trọng những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Ủy ban Dân tộc sẽ xem xét các ý kiến, cân nhắc, điều chỉnh để hoàn chỉnh Đề án.

Theo Hoàng Thu/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...