Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Hai Cô

Sáng 25/2, tại thôn Kim Quang, xã Kim Sơn, UBND huyện Bảo Yên tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóacấp tỉnh đền Hai Cô, xã Kim Sơn.
Biểu diễn văn nghệ tại Lễ công bố.

Dự Lễ công bố có lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; huyện Bảo Yên, đông đảo người dân xã Kim Sơn và du khách gần xa.

Trao Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cho lãnh đạo xã Kim Sơn.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học, đền Hai Cô có lịch sử cách đây hơn 100 năm với nhiều lớp trầm tích dân gian lưu truyền về nhân vật được thờ trong đền từ đời này sang đời khác.

Đền Hai Cô tại thôn Kim Quang, xã Kim Sơn.

Tương truyền, khoảng thế kỷ thứ XIII, khi quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, có hai cô gái cùng với các viên tướng, đội quân nhà Trần lên trấn ải và bảo vệ vùng đất này. Trong một trận chiến đấu với quân Nguyên – Mông, hai cô gái được giao nhiệm vụ canh gác trên một chòi cao tại Bãi Liềm và đốt lửa báo hiệu khi quân địch tới. Do thế giặc rất mạnh, chòi canh của hai cô gái bị quân giặc bao vây tứ phía. Biết không thể thoát khỏi vòng vây và quyết không để rơi vào tay giặc, hai cô đã tự châm lửa đốt chòi canh tự sát. Linh hồn Hai Cô đã nhiều lần hiển linh phù trợ cho quân lính nhà Trần thời bấy giờ đánh thắng nhiều trận chiến. Chính vì vậy, uy danh và sự linh thiêng của Hai Cô được nhiều thế hệ người dân xã Kim Sơn tôn thờ và lập miếu thờ. Sau đó, người dân trong vùng tiếp tục công đức, đóng góp để xây dựng đền, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và du khách gần xa.

Thi đấu các trò chơi dân gian.

Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 4349/QĐ-UBND xếp hạng đền Hai Cô là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân và du khách, tại Lễ công bố đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co...

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...