Lễ hội Xuân Đền Thượng năm 2019 để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân, du khách

Như đã trở thành thông lệ, vào dịp tháng Giêng, thành phố Lào Cai lại náo nức lễ hội xuân đầu năm. Lễ hội xuống đồng ở các xã, lễ hội đầu xuân Vạn Hòa,... nhưng có lẽ không khí tưng bừng rộn ràng nhất vẫn là Lễ hội Xuân Đền Thượng.
Lễ hội năm nay được kéo dài từ 13 tháng Giêng đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Trước khi diễn ra lễ hội thành phố tổ chức rất nhiều hoạt động bên lề như: Hội Báo Xuân Kỷ Hợi và trưng bày triển lãm thành tựu kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố; Đêm thơ nguyên tiêu; Giao lưu văn nghệ; Giải đua xe đạp; Giải tennis và nhiều hoạt động thể thao, trò chơi dân gian khác đã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân, du khách tham gia lễ hội.


Màn sử thi khia mạc Lễ hội Xuân Đền Thượng Kỷ Hợi

Trong cảm nhận của bà Nguyễn Thị Hiền – phường Nam Cường (Thành phố Lào Cai) khi đến với Lễ hội Đền Thượng năm nay, hoạt động mang lại cho bà nhiều cảm xúc nhất là màn Sử Thi khai mạc lễ hội Đền Thượng được dàn dựng rất hoành tráng, công phu, tái hiện hình ảnh Lào Cai với những bước đi lịch sử, sự vươn tới tương lai của thành phố Lào Cai hôm nay. Thông qua màn sử thi đã cho người dân và du khách hiểu sâu sắc hơn về lịch sử mảnh đất con người nơi đây với những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc.

Đến với Lễ hội Đền Thượng, không chỉ được hoà mình vào không khí đặc sắc của lễ hội, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử cổ kính có kiến trúc độc đáo nằm trong quần thể khu di tích Đền Thượng như chùa Tam Bảo, Đền Mẫu,... mà còn được đắm mình vào các trò chơi dân gian vui nhộn truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, xích đu, chọi gà....


Trò chơi dân gian chọi gà

Hòa mình trong các trò chơi dân gian, ai cũng vui và phấn khởi, được sống lại thời thơ ấu. Niềm vui còn trọn vẹn hơn bởi không phân biệt tuổi tác giới tính vùng miền ai cũng có thể tham gia. Chị Lý Thị Thùy - xã phong Niên, huyện Bảo Thắng phấn khởi chia sẻ: “Tham gia các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian trong những ngày Lễ Hội đền thượng không chỉ mang đến không khí vui tươi, hào hứng cho nhân dân, rèn luyện sức khoẻ, thắt chặt tình đoàn kết mọi người lại với nhau, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong đời sống hiện đại, loại bỏ các trò chơi không lành mạnh ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục”.


Đánh đu - Một trò chơi dân gian không phân biệt lứa tuổi, giới tính

Cùng với các hoạt động văn hóa Lễ hội Xuân Đền Thượng năm nay cũng thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Với 80 gian hàng, thương mại dịch vụ, 12 gian hàng ẩm thực, 8 gian hàng các huyện trong tỉnh trưng bày từ thủ công mỹ nghệ đến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, cơ khí máy móc đến hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm nông sản, vải may mặc, quần  áo…. đặc trưng của các vùng miền.  “Lễ hội Đền Thượng năm nay có thay đổi hơn những năm trước. Mọi năm các gian trưng bày chủ yếu là của các phường, xã, năm nay các gian trưng bày chủ yếu là các huyện giới thiệu thành tựu kinh tế, đặc sản địa phương mình. Cảnh quan sạch đẹp hơn, công tác đảm bảo trật tự được thực hiện tốt hơn. 


Gian trưng bày giới thiệu sản phẩm của huyện Mường Khương
 
Cùng với các mặt hàng trưng bày, trong suốt quá trình diễn ra lễ hội các xã phường tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ - thể thao - các trò chơi dân gian để nhân dân và du khách tham gia. Tất cả đã hòa cùng một nhịp tạo nên nhiều sắc mầu khiến cho không khí của Lễ hội Xuân Đền Thượng năm nay náo nức hơn. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các gian hàng ẩm thực. Với các đặc sản như thắng cố mường khương; phở chua Bắc Hà; bánh trưng đen, cơm lam đã trở thành thương hiệu. Ông Nguyễn Ngọc Thủy – du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh  chia sẻ: “Chúng tôi rất thích Lễ hội Xuân Đền Thượng, đây là năm thứ 2 tôi đến với Lễ hội vừa là du xuân đầu năm, cầu may mắn, bình an cũng là dịp để trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục tập quán nơi đây. Ẩm thực nơi đây rất đặc biệt như thắng cố, phở chua,…”.


Nhân dân, du khách nô nức tham gia Lễ hội

Mặc dù thời tiết năm nay không thuận, lúc mưa lúc nắng, nhưng không vì thế mà lượng du khách đến với lễ hội giảm so với những năm trước. Theo thống kê sơ bộ của Ban Tổ chức Lễ hội năm nay đã có hàng chục vạn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Cao điểm nhất là ngày diễn ra lễ chính, trên các ngả đường vào khu vực Đền thượng  như một biển người. Nhân dân và du khách đều vui mừng rạng rỡ. Bởi đến với hội xuân Đền Thượng không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh mà còn có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng kính trọng đối với Đức Thánh Trần người đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, bảo vệ vững chắc bờ cõi nước nhà. Chị Thu Thôn Yên Thành- xã Khánh Thượng- huyện Văn Bàn bày tỏ “Đến với Lễ hội ngoài cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, gia đình gặp nhiều may mắn chúng tôi muốn con cháu cũng là nhắc nhở mình tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thánh Trần trong xây dựng bờ cõi non sông”./.

Tuấn Phát

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...