Lào Cai vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Phát triển giáo dục là một yêu cầu bức thiết, nhằm nâng cao dân trí, phát triển văn hoá. Thông qua giáo dục sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài để tạo bước chuyển biến mang tính đột phá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Lào Cai sớm ra khỏi diện tỉnh nghèo.
Sau hơn 25 năm kiên trì thực hiện, giáo dục Lào Cai đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đưa Lào Cai trở thành một trong những tỉnh năng động trong cả nước, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn ở nhóm dẫn đầu. Đó là thành công đáng ghi nhận của một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Lào Cai luôn quan tâm, ưu tiên công tác dạy và học

Ngày mới tái lập tỉnh (năm 1991), hệ thống giáo dục của Lào Cai chưa đầy đủ, không có trường sư phạm để đào tạo giáo viên, chưa có trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Trong 164 xã của tỉnh, có 14 xã không có trường lớp học, hầu hết các xã vùng cao không có đến lớp 5; 101 xã chưa có trường, lớp trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trường học hết sức thiếu thốn, tạm bợ; đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn; tỷ lệ người trong độ tuổi mù chữ cao; chỉ có 35,7% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Chất lượng, hiệu quả giáo dục thấp, cả tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn PCGD tiểu học và chống mù chữ. Nhận thức về giáo dục và nhu cầu học tập trong đồng bào các dân tộc còn hạn chế. Ngay từ khi tái lập, song song với phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy Lào Cai đã quan tâm lãnh đạo sát sao đối với sự nghiệp GD&ĐT với những quyết sách quan trọng.

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo, sau hơn 25 năm ngành Giáo dục vào Đào tạo Lào Cai đã có những bước chuyển rõ nét trong việc chống xuống cấp, xóa mù, đa dạng hóa loại hình giáo dục. Đã đầu tư xây dựng và sắp xếp lại mạng lưới trường học, củng cố hệ thống lớp chuyên, lớp chọn, các trường phổ thông dân tộc nội trú, mở rộng mạng lưới bán trú, lớp chuyên ngữ, tăng cường chất lượng dạy và học, thực hiện nhiều môn học mới để giáo dục toàn diện cho học sinh. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường tăng từ 35,76% năm 1991 lên 97,2% năm 2015. Duy trì và từng bước nâng cao độ bền vững phổ cập giáo dục (PCGD) tiểu học - chống mù chữ ở 100% xã, phường, thị trấn. Công tác PCGD đúng độ tuổi và PCGD trung học cơ sở được đẩy mạnh. Đến hết năm 2005, đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi ở 161/164 xã và 9/9 huyện, thành phố.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực GD&ĐT, trong giai đoạn 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Lào Cai xác định: Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo. Tập trung vào “đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Chú trọng giáo dục truyền thống, nhân cách, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân. Quan tâm phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao. Duy trì, cùng cố, nâng cao chất lượng PCGD. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ Quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, quan tâm giáo viên là người địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tích cực thực hiện xóa mù chữ và giáo dục sau biết chữ…Chủ động, tích cực, mở rộng hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”.
 
Trong suốt 25 năm qua, tỉnh Lào Cai đã luôn quan tâm, đề ra chủ trương đúng đắn và chỉ đạo sát sao đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT của tỉnh. Các cấp các ngành đã đặc biệt quan tâm và đầu tư cho phát triển giáo dục của tỉnh, đặc biệt là ngành GD&ĐT xác định nỗ lực, quyết tâm, khẩn trương giải quyết những mục tiêu trước mắt và thực hiện chiến lược lâu dài sự nghiệp GD&ĐT. Chính vì vậy, sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Lào Cai đã không ngừng phát triển qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt 25 năm từ 1991 đến 2016 đạt được những thành tựu lớn lao về nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tích cực trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước./.
Thành Phú

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...