Hội thảo Nhà văn với vùng đất văn chương

Ngày 22/10, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo Nhà văn với vùng đất văn chương (giới thiệu tác giả, tác phẩm 2 nhà văn Mã A Lềnh và Đoàn Hữu Nam).
Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều nhà thơ, nhà văn gạo cội trong tỉnh; các sinh viên đến từ Trường Đại học Thái Nguyên và đông đảo học sinh của Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.

Tại hội thảo, học sinh, sinh viên đã được lắng nghe tham luận của các nhà văn, nhà thơ, các học sinh về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm nổi tiếng của 2 nhà văn Mã A Lềnh và Đoàn Hữu Nam.

Tác giả Mã A Lềnh (trái) và Đoàn Hữu Nam (giữa) giao lưu tại hội thảo.

Nhà văn Mã A Lềnh sinh năm 1943,  người con của dân tộc Mông, xã Trung Chải (Sa Pa). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1982. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Nhọc nhoài với ký (2000), Chuyện bây giờ mới kể (1996), Bên suối Nậm Mơ (1995), Có một con đường (1996), Thằng bé củ mài (2000), Rong ruổi vùng cao (2003)… Nhà văn Mã A Lềnh cũng đạt được nhiều giải thưởng như: 2 giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam; giải A cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi năm 1994 - 1995 do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức; giải thưởng chính thức Phanxipăng của UBND tỉnh Lào Cai năm 2002...

Nhà văn Đoàn Hữu Nam sinh năm 1957, là một trong những người có nhiều đóng góp cho văn học viết về dân tộc và miền núi đương đại. Ông nổi tiếng với những tiểu thuyết: Thổ phỉ, Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông bão… Năm 1988, Đoàn Hữu Nam trở thành hội viên Hội Văn nghệ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Vài năm sau đó, Đoàn Hữu Nam trở thành hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.  Đến nay, nhà văn Đoàn Hữu Nam đã được trao hơn 20 giải thưởng các loại, có năm ông nhận liền 3 giải của các bộ, ngành Trung ương.

Tại hội thảo, học sinh được trực tiếp đặt câu hỏi giao lưu với 2 tác giả Mã A Lềnh và Đoàn Hữu Nam. Nhiều câu hỏi thú vị về cuộc sống, cảm hứng sáng tác, hiểu biết về văn hóa, văn nghệ đã được 2 tác giả giải đáp.

Sinh viên Trường Đại học Thái Nguyên đặt câu hỏi với 2 tác giả tại hội thảo.

Hội thảo giúp học sinh, sinh viên hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của 2 tác giả Mã A Lềnh và Đoàn Hữu Nam; các em có thêm kiến thức đa dạng, khơi gợi cảm hứng sáng tác, tạo nguồn sáng tác trẻ.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...