Lào Cai: Bảo tồn đa dạng sinh học cho phát triển bền vững

Nằm về phía Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Lào Cai được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú và đa dạng với các hệ sinh thái rừng độc đáo. Thành phần các loài động, thực vật ở đây đa dạng bậc nhất trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Trong đó, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Loài Ếch cây sần hiếm gặp ghi nhận tại trạm 2.200m tuyến Trạm Tôn- Fansipan. (Ảnh: Dương Lan)
 
Để bảo vệ nguồn di sản quý giá này, đến nay, tỉnh Lào Cai đã xây dựng được 3 khu rừng đặc dụng là Vườn quốc gia Hoàng Liên (Di sản ASEAN), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bát Xát. Ba khu bảo tồn này là nguồn kho tàng đa dạng sinh học vô cùng quý giá, là di sản thiên nhiên độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được.
 
Theo thống kê cho thấy, Vườn Quốc gia Hoàng Liên có gần 2.850 loài thực vật bậc cao. Thành phần loài thực vật chiếm tới 23% thành phần loài thực vật đã phát hiện trên toàn quốc, thành phần loài thú chiếm tới 30%, lưỡng cư chiếm tới 60%. Trong 149 loài cây quý hiếm có 133 loài trong sách đỏ Việt Nam và 16 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới. Nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật rừng với 555 loài có xương sống trên cạn, trong đó 60 loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, 33 loài trong danh lục đỏ IUCN/2004, một số loài đặc hữu như Bách xanh, Thông đỏ, Vân sam Hoàng Liên, Vượn đen Đông Bắc, Hồng hoàng, Voọc bạc má,… Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn bàn hiện có gần 1.490 loài thực vật và gần 500 loài động vật trên cạn. Đặc biệt, có 47 loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, 19 loài trong danh lục đỏ IUCN/2007. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát ghi nhận được 940 thực vật bậc cao, 157 loài động vật có xương sống trên cạn. Trong các loài ghi nhận thì thành phần ếch nhái là phong phú và đa dạng nhất. Trong đó, có 31 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, trước những tác động bất lợi của con người và sự biến đổi của môi trường làm cho sự đa dạng sinh học tại những khu rừng này đang có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng khai thác rừng trái phép còn diễn biến phức tạp; tình trạng săn bắt, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép động vật hoang dã chưa được ngăn chặn triệt để; lực lượng chuyên trách quản lý rừng mỏng; nguồn lực cho bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học rừng còn hạn chế,… đang khiến cho công tác bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng gặp không ít khó khăn, thách thức.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá về đa dạng sinh học cho tương lai, tỉnh Lào Cai đã gắn công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2020; Đề án bảo tồn nguồn gen động, thực vật phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020; Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Mới đây nhất, Kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2020 đã được thông qua nhằm triển khai nhiều giải pháp quản lý đa dạng sinh học một cách hiệu quả hơn trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Thực hiện lồng ghép các nội dung về đa dạng sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KT- XH của ngành, địa phương. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học. Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương về quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn và tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối và cơ quan liên quan trong hệ thống quản lý về đa dạng sinh học từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Qua thực tiễn cho thấy, công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học chỉ được đảm bảo khi nhận được sự hưởng ứng và tham gia của người dân. Do đó, để huy động sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng dân cư vào công tác bảo vệ hệ sinh thái rừng, trong thời gian tới, Lào Cai sẽ triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững theo hướng gắn bó lợi ích của người dân với việc bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng mô hình bảo tồn, khai thác và phát triển một số giống hoa, cây cảnh quý hiếm của Lào Cai. Xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên giải pháp phát triển nguồn gen bản địa, sử dụng, chia sẻ lợi ích nguồn gen. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng phương pháp bảo tồn trang trại nhằm bảo tồn nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, áp dụng, phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân yên tâm bám đất giữ rừng./.
Thu Hiền

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...