Nhóm BRICS đối phó với bảo hộ thương mại

Ngày 25/7, tại Johannesburg (Nam Phi), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi lần thứ 10, gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) được tổ chức trong bối cảnh trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu đầy biến động, phức tạp, cạnh tranh thương mại.
Với chủ đề “BRICS ở châu Phi: Hợp tác phát triển hòa nhập và thịnh vượng chung trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, BRICS muốn phản ánh những ưu tiên cốt lõi của mỗi thành viên BRICS, đặc biệt là phấn đấu hướng tới việc tạo ra một xã hội toàn diện và quan hệ đối tác toàn cầu sẽ mang lại sự thịnh vượng cho nhân loại.

Hội nghị sẽ vạch ra các nhiệm vụ quan trọng trong tương lai và một loạt các vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định quốc tế, kinh tế toàn cầu; sự tương tác giữa các nước BRICS và sự phối hợp của họ trong sự bất ổn chính trị toàn cầu.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi Mỹ và Trung Quốc đang xảy ra cuộc tranh chấp thương mại cùng với chính sách đối ngoại khó đoán trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nên một trong những trọng tâm chính sẽ được BRICS bàn thảo là việc thúc đẩy thương mại nội bộ trong nhóm và các giải pháp vượt qua các thách thức nói trên.

Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm tổn thương tất cả các thành viên BRICS, trước hết là Trung Quốc. Bởi 5 nước BRICS chiếm khoảng 23% tổng tài sản toàn cầu, riêng nền kinh tế Trung Quốc đã chiếm tới 15% (gấp 5 lần Ấn Độ), cả 2 nước Brazil và Nam Phi chiếm hơn 2,8%, Nga chỉ chiếm 1,7%.

Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ bảo hộ thương mại đang gia tăng đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống thương mại đa phương. Trong bối cảnh này, BRICS cần bác bỏ chủ nghĩa đơn phương.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị làm việc của các nước thành viên BRICS, ông Trương Thiếu Cương, Vụ trưởng Vụ Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, cho rằng trách nhiệm của Trung Quốc là bày tỏ cam kết đối với hệ thống thương mại đa phương, bảo vệ sự tồn tại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thể hiện lập trường phản đối rõ ràng và mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào cũng như chủ nghĩa bảo hộ. Hợp tác thương mại và đầu tư là lực đẩy cho hợp tác BRICS toàn diện. BRICS cần đưa sự hợp tác của chúng ta thiết thực hơn và mang tính thể chế hóa.

Còn Bộ trưởng Thương mại Nam Phi Rob Davies nói BRICS cần tăng cường mối quan hệ đối tác trong thời điểm này.

Ở một phương diện khác, các nhà phân tích cho rằng, chính sách thương mại của Mỹ và nhất là cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng có thể mang lại cho nhóm BRICS một số động lực mới.

Các thỏa thuận thương mại giữa các nước BRICS ngày càng trở nên quan trọng để vượt qua các rào cản, trong đó có rào cản đối với thương mại Mỹ. Nam Phi và cả khu vực châu Phi có thể hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu sang các nước đang phát triển nhanh như Ấn Độ và Trung Quốc./.

Theo Tuyết Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...