Văn Bàn hình thành các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh

“Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình lớn, mang tính tổng thể trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn.

Măng bói, măng sặt của Văn Bàn từ lâu đã nổi tiếng, là sản phẩm đặc trưng khó lẫn với các loại măng của địa phương khác. Sản phẩm tập trung nhiều ở các xã Khánh Yên Thượng, Dương Quỳ, Nậm Xây, Nậm Xé, Dần Thàng, Hòa Mạc, với khoảng 90 ha, trong đó Dương Quỳ có khoảng 11 ha. Tại đây có 2 hộ sơ chế măng sặt thành sản phẩm hàng hóa, phân phối cho chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) từ nhiều năm nay. Các sản phẩm măng tre, măng bói chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và một số xã lân cận. Ông La Văn Toan, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Quỳ cho biết: Măng là sản phẩm đã có từ lâu, nhưng để trở thành hàng hóa vẫn gặp nhiều khó khăn, do người dân trồng măng chưa tập trung, chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc đưa sản phẩm trở thành hàng hóa.

Khó khăn về giao thông nên sản phẩm măng bói của Văn Bàn chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương.

Một xã khác cũng có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm nông nghiệp là Hòa Mạc. Xã có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, các sản phẩm từ cây có củ rất thích hợp khi trồng tại đây như khoai tây, khoai lang, dong riềng… Đặc biệt, dong riềng đang là loại cây được người dân kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phần thay đổi đời sống. Hiện xã có khoảng 7 ha dong riềng, với 32 hộ tham gia trồng thay thế diện tích trồng ngô, sắn trước đây. So với những sản phẩm nông nghiệp khác, trên cùng diện tích đất, cây dong riềng mang lại giá trị kinh tế gấp 1,5 lần. Trong năm vừa qua, UBND xã Hòa Mạc đã phối hợp với Hợp tác xã Nà Lộc thu mua toàn bộ củ dong riềng của bà con để chế biến miến. Ông Hà Văn Va, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nà Lộc chia sẻ: Sản phẩm miến chế biến từ dong riềng do chính bà con trong xã trồng đang được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn và có hương vị riêng. Hiện nay, hợp tác xã vẫn thiếu nguyên liệu để chế biến.

Trong năm tới, xã Hòa Mạc dự kiến tăng diện tích trồng dong riềng lên 12 - 15 ha. Ông Ngô Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Hòa Mạc cho biết: “Thời gian tới, xã sẽ tăng cường phối hợp với các hợp tác xã để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của bà con, đặc biệt là sản phẩm từ cây dong riềng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cho bà con để đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Miến dong là một sản phẩm thế mạnh của xã Hòa Mạc.

Huyện Văn Bàn hiện có 20 sản phẩm thế mạnh, thuộc 3 nhóm, trong đó: Thực phẩm có 13 sản phẩm (trồng trọt 8 sản phẩm, chăn nuôi 5 sản phẩm); nhóm dược liệu có 3 sản phẩm; nhóm chế biến có 4 sản phẩm (trong đó 3 sản phẩm có đăng ký công bố nhãn hiệu tập thể là lúa nếp Thẳm Dương, hồng không hạt Tân An và măng bói, măng sặt Văn Bàn), 1 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là rượu Nậm Cần. Căn cứ vào thế mạnh của mỗi địa phương, huyện có kế hoạch cụ thể để khuyến khích người dân tích cực tham gia sản xuất và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng phối hợp với các hợp tác xã, doanh nghiệp để đầu tư cho bà con sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đầu năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức tập huấn về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, thu hút trên 1.000 người là cán bộ các xã và các hộ dân tham gia.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cho biết: Trong triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Văn Bàn gặp nhiều khó khăn, bởi trên địa bàn chưa có điểm giới thiệu và bán sản phẩm địa phương, chủ yếu được giới thiệu thông qua các hội chợ, lễ hội của tỉnh, huyện và bán tại chợ phiên ở các xã. Trở ngại nhất vẫn là giao thông, do hệ thống đường trên địa bàn huyện đã xuống cấp, ảnh hưởng nhiều đến việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Chủ trương của huyện Văn Bàn là đẩy mạnh quảng bá và phát triển sản phẩm đặc trưng, nên chính quyền sẽ cùng bà con tìm cách gỡ khó nhằm đưa các sản phẩm thế mạnh ra thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Hoàng Thu-Thi Khanh/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...