Đón bằng công nhận động Tả Phìn là Di sản văn hóa cấp quốc gia

Sáng 28/2, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa đã diễn ra Ngày hội khám phá văn hóa các dân tộc xã Tả Phìn và Lễ Công bố Di sản văn hóa cấp quốc gia danh lam thắng cảnh động Tả Phìn.
Quang cảnh chương trình.

Danh thắng động Tả Phìn nằm trong lòng một dãy núi đá vôi (là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn) cách UBND xã Tả Phìn khoảng 1km về phía Bắc, động thuộc địa phận thôn Sa Xéng. Cửa động nằm phía dưới chân núi, có chiều cao khoảng 5m, rộng 3m, chiều sâu hơn 10m, mở ra một lối đi xuyên xuống lòng đất. Lòng động vòm cao khoảng 8m, diện tích hàng trăm mét vuông, có các nhũ đá rủ xuống với nhiều hình thù khách nhau; động có rất nhiều ngách nhỏ đi sâu vào lòng núi. Ngày 29/12/2017, động Tả Phìn chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia danh lam thắng cảnh.

Việc công nhận động Tả Phìn là di tích quốc gia là điều kiện quan trọng để xã Tả Phìn, huyện Sa Pa tổ chức bảo tồn, khai thác tiềm năng phát triển du lịch.

Ban tổ chức trao Bằng Xếp hạng Di tích quốc gia cho lãnh đạo UBND xã Tả Phìn.

Ngay sau Lễ đón Bằng Xếp hạng và Công bố di sản văn hóa cấp quốc gia danh lam thắng cảnh động Tả Phìn đã diễn ra Ngày hội khám phá văn hóa các dân tộc xã Tả Phìn với nhiều hoạt động như: Trích đoạn Lễ Pút tồng của người Dao; Lễ cưới của người Dao đỏ; tham quan và trải nghiệm nghề thủ công truyền thống chạm khắc bạc của người Dao đỏ; quy trình hái lá thuốc, chế biến, chuẩn bị thuốc tắm của người Dao đỏ; viết thư pháp cổ của người Dao đỏ…

Trích đoạn lễ cúng Lễ Pút tồng của người Dao.
Trích đoạn Lễ cưới của người Dao đỏ.
Trình diễn viết thư pháp cổ của người Dao đỏ.

Chiều cùng ngày, tại xã Tả Phìn còn có các phần thi: dệt thổ cẩm, cày ruộng, bắt cá suối và các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, chạy cướp cờ… hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước.

Theo Đức Phương/LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...