Bản tình ca lưng núi

Bản tình ca ấy có nốt nhạc thật đặc biệt, được làm từ những hạt ngô, hạt thóc óng vàng, với tiết tấu lúc trầm, lúc bổng là bước chân trần của những người vùng cao.

Gieo hy vọng trên đá

Gieo màu xanh trên đá.

Si Ma Cai mùa này thật lạnh. Sắp tết, tiết trời càng thêm phần giá buốt. Con đường lên xã Mản Thẩn nằm khuất sau làn sương dày đặc, hơi lạnh khỏa vào mặt khiến tôi dù ngồi sau xe máy nhưng vẫn co rúm người. Thấy vậy, người dẫn đường cho tôi là anh Giàng Seo Pao, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cười động viên: Rét thế này đã là gì, bà con vẫn dậy từ 5 giờ sáng để lên nương đấy.

Vì đã nhờ anh Pao hẹn từ trước, nên hôm nay, vợ chồng anh Lừu Seo Sánh (dân tộc Mông), thôn Say Sán Phìn tạm lùi thời gian lên nương để ở nhà tiếp chúng tôi. Bên bếp lửa đỏ rực, anh Sánh đang cùng vợ ôn lại những việc đã làm được trong năm qua và không quên nhắc vợ liên lạc với các tư thương để tìm đầu ra cho nương rau vụ đông của gia đình trong dịp tết.

Trong câu chuyện với tôi, anh Sánh kể không nhớ nổi, để “thuần phục” nương trải đầy những đá của gia đình, anh đã phải vứt bỏ bao nhiêu chiếc cày. Chỉ biết rằng, sau mỗi mùa vụ, những vết chai sạn trên đôi chân của các thành viên trong gia đình cứ thế ngày càng nhiều, đến nỗi, dù đi chân trần trên đá cũng không còn cảm thấy đau. Chỉ tay về phía nương rau ngay sau nhà, anh Sánh bảo: “Ngày xưa, khi tôi còn bé, cũng khoảng nương này, bố mẹ tôi phải né đá để tra hạt ngô. Mỗi lần bẩy được hòn đá to ra khỏi khu đất canh tác, cả gia đình tôi đều vỡ òa niềm vui, bởi đã mở rộng được đất sản xuất trên chính diện tích mình vốn có”.

Tôi hỏi, “nhà anh Sánh có bao nhiêu ha trồng ngô, cấy lúa?”. Anh lắc đầu bảo: “Tôi chỉ biết là mỗi năm thu được hơn 200 bao ngô và gần 200 bao lúa thôi”. Do điều kiện thời tiết ở vùng cao Say Sán Phìn rất khắc nghiệt, nên người dân nơi đây chỉ cấy 1 vụ/năm, nên để nâng cao thu nhập, các hộ trong thôn đã chủ động đưa nhiều loại cây ngắn ngày vào trồng. “Người dân chăm chỉ, thì đất cũng phải chăm chỉ theo, vì thế, sau khi thu hoạch ngô, lúa, bà con đã đưa các loại cây vụ đông vào gieo trồng để tăng thu nhập”- anh Sánh chia sẻ.

Đã nhiều lần lên vùng cao Si Ma Cai, nhưng đều vào vụ ngô, vụ lúa nên tôi không mấy khi thấy đá “mọc” trên nương. Lần này thì khác, theo chân anh Sánh lên nương thu bắp cải để mang ra chợ bán, tôi khá bất ngờ bởi rất nhiều hòn đá đủ kích cỡ nằm xen lẫn trong màu xanh của rau. Thấy tôi ngạc nhiên, anh Sánh cười giải thích: Ngô, lúa thân cao có thể che đá núi, nên chị không thấy. Giờ đang là thời điểm sản xuất vụ đông, nên đá có cơ hội “khoe” mình giữa màu xanh mơn mởn của rau. Đây là nương ít đá nhất của gia đình tôi. Mảnh nương nào khó khuất phục đá, tôi đưa cây mận Tả Van vào trồng cho đỡ phí diện tích.

Nói rồi, anh Sánh ngỏ ý muốn dẫn tôi lên thăm đồi mận Tả Van để mục sở thị “rừng đá”. Tháng Chạp, tiết trời Si Ma Cai “quá mù ra mưa”, khiến con đường mòn dẫn lên đồi mận càng khó đi gấp bội. Dù đã rất cố gắng theo chân người con của núi, nhưng sau nhiều lần “vồ ếch”, tôi đành đầu hàng khi mới leo được 1/3 quãng đường. Nhìn tôi lấm lem bùn đất, anh Sánh cười bảo: “Cái chân nhà báo không leo núi được rồi, thôi để hôm khác mời chị lên thăm đồi mận của gia đình vậy”. Quay về mà lòng tôi hậm hực, bởi chưa tận mắt thấy những “thang đá” như anh Sánh kể. “Có những tảng đá còn cao hơn cây mận tôi trồng. Tôi dùng chính những tảng đá đó để làm thang, vừa hái được mận, vừa không phải trèo lên cành ảnh hưởng đến cây. Còn ở những nương ngô, lúa, tôi dùng những tảng đá thon nhỏ để làm hình nộm đuổi chim phá lúa”- anh Sánh kể.

Theo lời anh Sánh tả, tôi liên tưởng thời điểm ngô, lúa đến kỳ thu hoạch, từ dưới đường nhìn lên là bạt ngàn màu vàng no ấm. Và giữa màu no ấm ấy, những “chú lính chì” vẫn âm thầm đứng đuổi chim cho ngô, lúa tốt tươi.

Trước khi chia tay, anh Sánh bảo, từ bao đời nay, dù đá núi Si Ma Cai dẫu sắc nhọn đến đâu, vẫn phải đầu hàng trước nghị lực của người dân. Và từ những khoảng đất hiếm hoi giữa đá núi lởm chởm, rau vẫn xanh ngát, ngô, lúa vẫn vươn lên tốt tươi, cho những “hạt vàng”, minh chứng cho nỗ lực của đồng bào vùng cao.

Chị Lân chăm sóc diện tích ngô mới trồng.

Gặt ấm no

Từ bao đời nay, nói đến Si Ma Cai, nhiều người nghĩ đến những nương đồi cao vút với đá núi lởm chởm. Nhưng rồi, năm tháng trôi qua, những hòn đá lộ thiên, hay những hòn đá còn ngủ quên dưới lớp đất nương, cũng bị “đánh thức” và “tự giác” nhường chỗ cho những vụ mùa bội thu.

Ông Giàng Seo Pao, Chủ tịch Hội Nông dân Si Ma Cai ví von rất chân thực: Những đồi mận chín đỏ, nương ngô, nương lúa rực vàng, hay nương rau xanh ngắt của đồng bào vùng cao Si Ma Cai, chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự phi thường về “gieo” mầm hy vọng trên đá, gặt về nhịp ấm no…

Còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, nên chị Lù Thị Lân, thôn Sín Chải, xã Bản Mế tranh thủ cắt rau bí mang ra chợ bán, kiếm thêm tiền mua cho con tấm áo mới và sắm chiếc ti vi to hơn để cả gia đình cùng xem. “Năm nay, trồng trọt và chăn nuôi của gia đình thuận lợi. Tôi vừa xuất bán hơn 3 tấn cá, 700 con vịt, 4 con trâu, thu về trên 250 triệu đồng. Vợ chồng tôi vừa mua thêm chiếc xe máy mới gần 40 triệu đồng để tết này cùng nhau đi thăm người thân”- chị Lân khoe với tôi khi được hỏi về thành quả sau 1 năm lao động của gia đình.

Đưa tay chỉ ra khu vườn trồng rau của gia đình, chị Lân bảo: Ngày tôi về làm dâu, bố mẹ chồng chia cho 2 quả đồi để làm kế sinh nhai, nhưng 1/2 diện tích là đá, đất canh tác rất ít. Năm đầu canh tác, số ngô, thóc thu về không đủ ăn trong năm, chứ chưa nói đến phải dành ra để chăn nuôi. Vợ chồng tôi động viên nhau, các hộ khác khuất phục được đá, mình cũng phải làm được. Giờ đây, sau hơn 10 năm quyết tâm, những tảng đá trên nương ngày nào đã biến thành hàng rào quanh nhà và khu sản xuất của gia đình. Ngô, lúa theo đó cứ nhiều lên sau mỗi vụ sản xuất. Giờ với hơn 100 bao ngô, gần 100 bao lúa, gia đình tôi không chỉ đủ lương thực ăn quanh năm, mà còn có thể xuất bán và dành ra cho chăn nuôi.

Nhớ lại những ngày đầu theo chồng lên nương trồng lúa, trồng ngô, đôi bàn chân bỡ ngỡ của chị Lân không biết bao lần rớm máu do đá sắc cứa vào, dù chị đã trang bị ủng để bảo vệ chân. “Nhiều lúc định bỏ cuộc, nhưng nghĩ về tương lai nên vợ chồng tôi lại động viên nhau khắc phục khó khăn. Với những hòn đá nhỏ, vợ chồng tôi cùng nhau bẩy lên để di chuyển. Còn những hòn đá “cứng đầu” hơn, mỗi khi thu hoạch ngô, lúa xong, vợ chồng tôi lại “đẽo” từng tí một. Theo thời gian, khi đôi chân của chúng tôi t

Theo Thu Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...