Tình yêu “suối đầu nguồn”

Câu chuyện tình yêu đẹp, lãng mạn, trong sáng nhưng cũng đầy giông bão với kết thúc mở bên dòng suối đầu nguồn linh thiêng, kỳ bí… giữa cô sơn nữ Mùi Say xinh đẹp, dịu dàng và Hùng - chàng trai làm nghề chiếu bóng lưu động, một nghề mà tưởng chừng chỉ còn trong quá khứ bởi sự xuất hiện của sóng di động và thiết bị truyền thông hiện đại. Tình yêu dù bề ngoài không mãnh liệt, nhưng như một mạch ngầm ào ạt chảy, nảy nở và lớn dần, âm thầm vượt qua những rào cản trước sự chứng giám của “Thần Suối” nơi đầu nguồn.
Phút thư giãn của đoàn làm phim.

Tình yêu của Mùi Say và Hùng đã viết nên khúc tình ca đầy ngẫu hứng của tuổi trẻ với nhiều khát vọng ở bản người Dao đỏ. Tình yêu của họ tự nhiên như dòng suối đẹp chảy qua bản vậy, lúc ầm ào, dữ dội như thác lũ, lúc lại hiền hòa, dịu êm. Thông qua câu chuyện tình thơ mộng, giản dị diễn tả cuộc sống chân thực về những “chiến sỹ văn hóa” ở vùng cao. Hùng cùng đội chiếu bóng lần đầu tiên đến “bản Tà Cò” gặp Mùi Say - con gái của trưởng bản người Dao. Mùi Say đã cảm mến chàng trai làm chiếu bóng đi xe máy chở loa đến bản. Cũng vì cảm mến, Mùi Say đã trêu và “dọa” Hùng sẽ nói với mọi người “Cán bộ chiếu bóng chê cơm bản mình”... Nhưng vì thấy “cán bộ” Hùng hiền lành, dễ gần, trưởng bản đã sai con gái mình là Mùi Say dẫn ra khúc suối đầu nguồn để rửa mặt. Ở bản người Dao Tà Cò, nếu được trưởng bản cho phép ra khúc suối đầu nguồn - nơi linh thiêng của cả bản, ấy là được coi như người thân trong gia đình. Sau buổi chiếu phim, “cán bộ” Hùng và đội chiếu bóng vừa tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, vừa giúp dân thực hiện nếp sống mới. Hùng đã tạo được lòng tin với dân bản và chiếm trọn trái tim cô thiếu nữ người Dao. Nhưng sau đợt chiếu phim ở bản, Hùng và Mùi Say phải chia tay nhau, họ bịn rịn đưa nhau ra khúc suối đầu nguồn nói lời hẹn thề. Hùng đã hứa sẽ quay lại mặc dù không biết đến bao giờ... Nhưng rồi, tình yêu của họ gặp cách trở từ đây. Không chỉ xa về khoảng cách, không có phương tiện liên lạc với nhau, mà chính những “người xấu” ở bản khi thấy đội chiếu bóng về bản tuyên truyền, người dân không đi theo họ mang vác hàng lậu qua biên giới nữa, họ quay lại “hãm hại” Mùi Say và gây mất uy tín của Hùng với bà con dân bản. Dẫu vậy, tình yêu lớn mạnh giữa hai người đã giúp họ vượt qua mọi sóng gió...

Đúng với suy nghĩ của đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, người viết kịch bản phim “Suối đầu nguồn”, bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao vẫn có cuộc sống hồn nhiên như cây rừng thì mỗi khi có đội chiếu bóng về bản không chỉ mang theo món ăn tinh thần quý giá, mà còn là những ngày hội rộn vui của bản. Những buổi chiếu bóng lưu động vẫn là “cánh cửa” để cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số mở rộng tầm mắt, nhìn cuộc sốngenter" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" style="color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial, Tahoma; text-align: justify; width: 500px;">

Bên cạnh những gương mặt nghệ sĩ gạo cội như Bùi Bài Bình, Lương Hùng, bộ phim sử dụng một số diễn viên mới, như Nguyễn Xuân Luyện (vai Hùng), Trần Anh Thư (vai Mùi Say), Trần Ánh Tuyết (vai Xuyến), Hà Dũng (vai Thao)… đồng thời có sự góp mặt của diễn viên quần chúng là đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Lào Cai. Anh Nguyễn Văn Huyên, cán bộ Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Lào Cai, người tham gia một vai diễn trong phim chia sẻ: Thực sự tôi rất vui vì mình được tham gia đóng phim nói về chính nghề nghiệp của mình đang làm. Nói là “diễn” nhưng dường như đó là cuộc sống đời thường của những người làm công tác chiếu bóng lưu động… Bộ phim đã khắc họa một cách chân thực về cuộc sống vất vả của những người chiếu bóng lưu động cũng như sự khao khát mong chờ được tiếp cận với văn hóa tinh thần của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Ngoài cán bộ chiếu bóng lưu động ở Lào Cai như anh Hùng, anh Huyên, anh Khanh, chị Hằng, thì những cô bé, cậu bé như Chảo Tả Mẩy, Lò Láo Sì và một số trẻ em ở thôn Sả Séng, xã Tả Phìn (Sa Pa) lần đầu tiên được tham gia những vai diễn quần chúng trong phim rất hào hứng. Gặp chúng tôi sau một cảnh quay vừa đóng máy, cô bé Chảo Tả Mẩy, Trường Tiểu học Tả Phìn nét mặt tươi vui, giọng đầy cảm xúc: Em vui và thích lắm khi được chọn tham gia đóng phim ngay tại bản mình, nói về cuộc sống của người Dao bản mình. Em ước mơ sau này lớn lên sẽ xinh đẹp như “chị Mùi Say”, sẽ được làm diễn viên và đi đóng phim như “chị Mùi Say”…

Như một sự “hữu duyên” với mảnh đất Lào Cai, đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn đã chọn bối cảnh Tả Phìn (Sa Pa) làm nơi dàn dựng những cảnh quay và thể hiện tác phẩm điện ảnh của mình. Với mỗi nơi đến làm phim, đoàn làm phim cũng đón nhận được những tình cảm yêu mến khác nhau ở những địa phương khác nhau, nhưng với ê kíp làm phim lần này đều có chung một cảm nhận khi thật sáng suốt lựa chọn Lào Cai làm nơi đặt cảnh quay. Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ thêm: Thực sự việc chọn bối cảnh quay “Suối đầu nguồn” ở Sa Pa (Lào Cai) không chỉ là nơi có bản làng đẹp, còn giữ nguyên những sắc màu văn hóa về kiến  trúc nhà ở, về những phong tục tập quán của người Dao, đoàn làm phim thực sự ấn tượng với con người Lào Cai. 

Đoạn kết của phim “Suối đầu nguồn” là hình ảnh cả

Theo Lê Thanh Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...