Hình tượng con chó trong đời sống văn hóa dân tộc thiểu số ở Lào Cai

Lào Cai có 13 dân tộc với 25 nhóm ngành, mỗi dân tộc có nhiều sắc thái văn hóa độc đáo riêng biệt, nhưng cũng có những điểm tương đồng, trong đó phải kể đến hình tượng con chó trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hình tượng con chó trong văn hóa dân tộc Dao

Người Dao quan niệm con chó là thủy tổ (Bàn vương) của mình. Trong lễ cơm mới “Nhặn sèng hảng” của người Dao đỏ, được tổ chức vào tháng 8 âm lịch hằng năm, chủ nhà phải cho chó ăn cơm trước. Gia chủ để đôi đũa bên cạnh để con chó ăn cơm, rồi mới mang đôi đũa đi chỗ khác. Khi cho chó ăn, người chủ thường nói rằng: “Mày ăn xong, mày phải trông nhà, giữ thóc lúa, có kẻ trộm vào thì đuổi chúng đi”. Người Dao nuôi chó trông giữ nhà, nhưng họ không bao giờ đánh hoặc làm con chó bị đau, bị thương.

Hình tượng con chó trong văn hóa dân tộc Hà Nhì

Người Hà Nhì, xã Nậm Pung dắt chó đến khu rừng để hành lễ cấm bản.

Trong lễ cấm bản “Gat tu tu”, người Hà Nhì sử dụng máu con chó đực và các bộ phận như chân, bộ phận sinh dục để bện vào dây rơm đem căng cấm ở 3 đường vào làng, với ý nghĩa báo cấm để không ai mang xui xẻo vào trong làng. Người Hà Nhì quan niệm, con chó là vật nuôi trông giữ nhà, bảo vệ bản làng, tiếng chó sủa khiến các tà ma khiếp sợ, không dám vào phá làng. Khi đi chọn vị trí lập làng mới, người ta dắt theo một con chó đực, đi đến đâu, người dắt chó làm cho con chó sủa bốn phương tám hướng để ngăn chặn ma ác. Con chó là vật nuôi gắn bó và bảo vệ, trông coi bản làng, nhà ở cho người dân suốt đời.

Hình tượng con chó trong văn hóa dân tộc Giáy

Tết cơm mới được người Giáy tổ chức vào ngày Tuất của tháng 9 âm lịch, với ý nghĩa mừng vụ mùa mới, mừng thành quả lao động trong một năm. Người Giáy giải thích lý do họ chọn ngày Tuất để tổ chức cơm mới, bởi con chó là vật nuôi gần gũi, gắn bó với con người, hơn nữa con chó lại ăn ít, nên không tốn thóc (mong muốn cuộc sống ấm no, đủ đầy).

Con chó không chỉ là vật nuôi gắn bó mật thiết mà còn trở thành hình tượng, biểu tượng văn hóa đẹp trong đời sống dân tộc thiểu số ở Lào Cai.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...