Sa Pa: Hấp dẫn đêm văn nghệ chào mừng năm mới 2018

Tối 31/12, UBND huyện Sa Pa tổ chức Chương trình văn nghệ Chào mừng năm mới 2018 với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia.
Chương trình được mở màn với tiết mục múa lân, rồng đặc sắc.

Chương trình văn nghệ Chào mừng năm mới 2018 được tổ chức tại sân Quần (thị trấn Sa Pa) với nhiều tiết mục đặc sắc do các nghệ sĩ đến từ Khoa Nghệ thuật, Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai; Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện và đoàn nghệ nhân đến từ các xã trong huyện biểu diễn. Đây là hoạt động thường niên được huyện Sa Pa duy trì tổ chức nhiều năm nay nhằm mang đến không khí chào đón năm mới vui tươi, sôi động cho du khách và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Mặc dù thời tiết lạnh, nhưng rất nhiều du khách tập trung về sân Quần và nhà thờ đá Sa Pa tham gia đêm văn nghệ.

Với 14 tiết mục văn nghệ có nội dung mừng Đảng, mừng xuân, ca ngợi thiên thiên, quê hương, đất nước, con người… thể hiện bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Sa Pa; các diễn viên, nghệ sỹ, nghệ nhân đã mang đến không khí hân hoan, vui tươi và sôi động cho du khách trước thềm năm mới.

Múa giã cốm (dân tộc Giáy).
Tiết mục múa “Sức sống” của người Dao.
Đặc sắc màn trình diễn trang phục các dân tộc.

*Sôi động Lễ hội đường phố Sa Pa

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội mùa Đông Sa Pa 2017, tối 31/12, UBND huyện Sa Pa đã tổ chức Lễ hội đường phố với nhiều hoạt động sôi nổi.

Lễ hội đường phố thu hút đông khách du lịch tham gia.

Trên tuyến đường từ sân Quần – nhà thờ đá – đường Thạch Sơn - Xuân Viên đã diễn ra nhiều các hoạt động sôi nổi như biểu diễn múa lân, múa rồng. Đoàn diễn viên các xã Thanh Phú, Nậm Sài, Tả Van, Sa Pả, Bản Khoang và thị trấn Sa Pa biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc, tái hiện những nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa: Trích đoạn đám cưới người Dao đỏ, múa khèn Mông, múa khăn, múa thêu chỉ, xòe đoàn kết…

Phụ nữ Xa Phó tham gia diễu hành trong Lễ hội đường phố.
Tái hiện đám cưới người Dao đỏ.
Múa khèn Mông.

Ngoài các hoạt động do Ban tổ chức sắp xếp, trên đường phố cũng có nhiều nhóm du khách tập trung mở nhạc, nhảy múa sôi động, hưởng ứng Lễ hội đường phố Sa Pa 2017. (ảnh trên)

Theo Đức Phương/LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...