Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc

Sáng nay (16/12), Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị quảng bá, xúc tiến,liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc.
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì hội nghị

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, cùng các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đặng Xuân Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam chủ trì hội nghị.

Đại biểu tham dự hội nghị

Tham dự hội nghị có đồng chí Hà Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Thể, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo các bộ, ban, ban, ngành của Trung ương và địa phương; Lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng, các đơn vi kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trong nước…

Đ/c Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: Tây Bắc là vùng có lợi thế lớn, là vùng trọng điểm để phát triển du lịch. Thời gian qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết như: Du lịch về cội nguồn, vòng cung Tây Bắc… qua đó góp phần cho du lịch Tây bắc phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch còn chưa tương xứng với lợi thế của từng địa phương và của vùng; liên kết còn mang tính dài trải, thiếu các mô hình liên kết mang tính đặc trưng, sản phẩm du lịch cộng đồng còn trùng lặp… dẫn đến chưa khai thác hết lợi thế. Để phát triển du lịch Tây Bắc bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch trong vùng với nhau và với các vùng lân cận. Do đó để du lịch Tây Bắc tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phương, tại hội nghị này các đại biểu cần tập trung thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm hay trong cách làm, đặc biệt là các giải pháp để tăng cường liên kết giữa các địa phương, xây dựng mô hình liên kết đặc trưng.

Đ/c Đặng Xuân Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu chào mừng hội nghị

Phát biểu chào mừng hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định niềm vinh dự, tự hào khi được lựa chọn làm nơi tổ chức hội thảo. Đồng thời cho biết tận dụng những lợi thế do thiên nhiên ban tặng, truyền thống văn hóa địa phương… Thời gian qua, tỉnh Lào Cai luôn dành sự ưu tiên, đầu tư cho phát triển du lịch một cách bền vững. Qua đó góp phần đưa du lịch Lào Cai phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách muôn phương. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được du lịch Lào Cai hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, còn thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng. Vì vậy hội nghị này sẽ là cơ hội để các tỉnh Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng có sự gắn kết để khai thác tối đa lợi thế sẵn có để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo báo cáo đề dẫn, Tây Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển du lịch, là nơi hội tụ của nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đặc sắc và mang tính đặc thù cao như: là nơi tập trung của những đỉnh núi cao nhất, nhiều địa hình hiểm trở, tạo ra quang cảnh hoang sơ, hùng vĩ, đặc trưng khí hậu hấp dẫn, cùng bản sắc văn hóa độc đáo. Vùng Tây Bắc có 12/47 địa bàn tiềm năng của cả nước được định hướng phát triển thành Khu du lịch Quốc gia theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Các địa phương đã tiến hành liên kết phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch  điển hình như: Từ năm 2006, 03 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ đã xây dựng tuyến du lịch về cội nguồn. Đặc biệt từ năm 2008, 8 tỉnh vùng Tây Bắc đã liên kết, hợp tác phát triển du lịch… Cùng với đó, các địa phương đã đầu tư xây dựng các sản phẩm mang tính đặc trưng. Năm 2016, địa bàn vùng Tây Bắc đã đón 17 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, trong đó riêng tỉnh Lào Cai đón khoảng 30% lượng khách của toàn vùng. Để phát triển du lịch bền vững thời gian tới các tỉnh vùng Tây Bắc tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư doanh nghiệp đầu tư cho khu vực Tây Bắc; Phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng sản phẩm du lich đặc thù địa phương, vùng và tăng cường liên kết để phát triển…

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị đại diện các doanh nghiệp, công ty lữ hành đã giới thiệu về một số sản phẩm liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác  quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển sản phẩm du lich đặc trưng.

Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: Để du lịch Tây Bắc tiếp tục cất cánh, các tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng cần tập trung mạnh vào phát triển hạ tầng giao thông và đào tạo nguồn nhân lực. Sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Bắc và từng tiểu vùng đến năm 2030. Quy hoạch phải đảm bảo tính hệ thống, thống nhất; phát triển du lịch theo tính bền vững, có tầm nhìn dài hạn và chiến lược; đề cao sắc thái riêng đặc thù vùng, tiểu vùng. Rà soát, đánh giá và xác định các tiểu vùng phát triển du lịch ở Tây Bắc và xây dựng cơ chế liên kết tiểu vùng.


Các địa phương, doanh nghiệp đã tham gia ký cam kết xúc tiến sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc

Tại hội nghị đại diện các doanh nghiệp, công ty lữ hành và lãnh đạo 8 tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng đã ký kết liên kết xúc tiến sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc với một số nội dung chính như: Quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch  và phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động.

Ban chỉ đạo Tây Bắc tặng Bằng khen cho các doanh nghiệp, lữ hành

 

Nhân dịp này, Ban chỉ đạo Tây Bắc tặng Bằng khen cho 11 doanh nghiệp, lữ hành có nhiều đóng góp cho đầu tư phát triển liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc./.


Anh Tâm

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...