Từ cây lanh đến thổ cẩm

Vượt bao biến cố, thăng trầm, qua hàng trăm năm lịch sử, việc se lanh, dệt vải vẫn luôn được người Mông Sa Pa gìn giữ cho đến tận ngày nay.

Từ những vỏ cây lanh thô ráp, qua bàn tay khéo léo, cùng sự kiên trì, tỉ mẩn, phụ nữ Mông Sa Pa đã dệt lên những tấm vải mềm mại, đầy màu sắc, tạo ra những bộ trang phục bắt mắt nơi vùng cao, sương giá Sa Pa.

Việc đầu tiên phụ nữ Mông làm là thu hoạch cây lanh và được phơi thành những đụm to ở bất cứ khoảng đất rộng nào.
Khi lanh đã đủ khô được mang về nhà, tước vỏ...
…tiếp đó là giã lanh và nối sợi. Đây là công đoạn vất vả và tốn nhiều công sức nhất, sau khi giã cho mềm là tỉ mẩn nối những sợi lanh sao cho đều và đẹp.
Phụ nữ Mông luôn tranh thủ trên đường lên nương, xuống chợ hay bất cứ khi nào, miễn đôi tay được "rảnh" là lại thoăn thoắt nối sợi, cuộn thành những búi nhỏ ở tay.
Sau khi se và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng se tiếp một lần nữa rồi cho vào guồng thu sợi.
Qua các công đoạn sơ chế, sợi có màu trắng, mịn, dai và tiếp tục lăn mỏng, phẳng hơn, sau đó được xếp thành con chỉ dệt và dệt thành vải.
Để tạo hoa văn, họa tiết, người Mông thường dùng kỹ thuật vẽ sáp ong do những người lớn tuổi có kinh nghiệm lâu năm thực hiện.
Nhuộm chàm là công đoạn không thể thiếu.
Sau khi nhuộm chàm, những tấm vải được phơi khô và giặt tẩy sáp...
... tiếp tục giặt nhiều lần rồi lăn để tạo độ phẳng và mịn.
Những tấm vải thổ cẩm hoàn thành chứa đựng trong đó bao mồ hôi, công sức của phụ nữ Mông.
Thành quả cuối cùng là những bộ trang phục mang màu sắc riêng, tôn  vẻ đẹp của phụ nữ Mông.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...