Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích

Trong những năm qua, thành phố Lào Cai luôn coi trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, như trùng tu, tôn tạo, lập hồ sơ xếp hạng các di tích trên địa bàn… Ngành văn hóa tích cực tham mưu cho UBND thành phố đề nghị công nhận di tích lịch sử các cấp.
Chùa Tân Bảo - điểm du lịch tâm lịch của thành phố Lào Cai.

Hiện, thành phố có 11 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia là đền Thượng, đền Mẫu và đền Cấm; các di tích đền đôi Cô, chùa Cam Lộ và đền Quan, đền Vạn Hòa là di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, thành phố Lào Cai còn có một số di tích khác, như đền Am, chùa Tân Bảo, Khu di tích lịch sử cách mạng Cam Đường đang được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa và từ ngân sách địa phương.

Công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa luôn được thành phố quan tâm. Năm 2015, thành phố đã dành 3,8 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp đền Quan và huy động nguồn xã hội hóa hơn 500 triệu đồng cho việc trùng tu, tôn tạo đền Thượng. Từ cuối quý 4/2016 đến hết quý 3/2017, thành phố Lào Cai tiếp tục sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục tại đền Thượng, như lát đá sân sảnh của đền, xây tường bao, các công trình dân sinh, làm nhà để xe, sửa chữa hậu cung đền Thượng; sơn sửa tượng pháp đền Quan; trùng tu tôn tạo đền Vạn Hòa... với tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng.

Cùng với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, thành phố chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng ấn phẩm “Thành phố Lào Cai - di tích lịch sử văn hóa tâm linh” để tuyên truyền, quảng bá tới du khách. Ngoài ra, thành phố chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phổ biến sâu rộng nội dung Luật Di sản đối với các đơn vị, cá nhân làm công tác này. Bên cạnh đó, UBND thành phố còn ban hành chỉ thị về quản lý lễ hội, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban Quản lý di tích thành phố đối với việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn.

Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa của thành phố Lào Cai đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, tồn tại mà thành phố Lào Cai đang gặp phải trong quá trình thực hiện. Đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên làm tại các di tích lịch sử hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành; thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp; nguồn lực đầu tư cho công tác tu bổ, sửa chữa các di tích còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế...

Trong thời gian tới, thành phố Lào Cai sẽ tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ làm công tác quản lý và phục vụ tại các điểm di tích lịch sử. Phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh thực hiện công tác xếp hạng các di tích; trùng tu, tôn tạo các di tích. Coi trọng công tác quảng bá, tuyên truyền, thu hút đầu tư để phát huy giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn...

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...