Giải pháp minh bạch thông tin sản phẩm nông nghiệp

Hiện, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi đang rất phổ biến và trở thành mối nguy hại cho đời sống xã hội. Việc hỗ trợ, hướng các nhà sản xuất xây dựng và phát triển sản xuất thực phẩm an toàn là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra.

Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cung cấp ra thị trường, vì thế, những năm qua, Lào Cai luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, như lúa chất lượng cao, rau an toàn, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi gia cầm, thủy sản… Đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 700 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 1.200 ha cánh đồng một giống, năng suất bình quân đạt 73,2 tạ/ha; giá trị chăn nuôi chiếm 41% cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng 7,2% so với trước khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.

Lào Cai có lợi thế để sản xuất những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất thực phẩm an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển công nghệ FSI tổ chức hội nghị triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho các cơ sở và các dòng sản phẩm nông nghiệp an toàn. Trước mắt, ngành nông nghiệp thực hiện minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đối với hơn 100 dòng sản phẩm của 16 doanh nghiệp và hợp tác xã. Một số sản phẩm nông nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường như: Cá nước lạnh và nấm hương Sa Pa; thịt trâu sấy Bảo Yên; lợn đen Bắc Hà; gạo Séng cù và tương ớt Mường Khương; miến đao Bản Xèo… Theo đó, bằng điện thoại thông minh (smartphone, truy cập Appstore với máy chạy bằng hệ điều hành IOS và Google play với hệ điều hành Android) người tiêu dùng đăng nhập và khai báo tên, số điện thoại. Tiếp đó, khi dùng điện thoại chụp sản phẩm và quét mã code, người mua sẽ thấy trên giao diện thiết bị hình ảnh và thông tin về sản phẩm, như nơi sản xuất, giấy chứng nhận và kênh phân phối. Bên dưới màn hình còn có thông tin cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm. Thông thường, những thông số qua mã code, mã vạch chỉ cung cấp tên sản phẩm, còn thông tin về giấy chứng nhận, quy trình sản xuất, lịch sử... của sản phẩm thì người tiêu dùng hoàn toàn không được cung cấp. Từ đó không thể đưa ra ý kiến, phản hồi với nhà sản xuất.

Ông Vương Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bản Xèo (Bát Xát) cho biết: Bản Xèo có sản phẩm miến đao Thành Sơn nổi tiếng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Chính vì thế, chúng tôi đang nỗ lực phối hợp với các đơn vị liên quan để sớm triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho sản phẩm miến đao Thành Sơn. Qua đây, chắc chắn người tiêu dùng có thêm cơ sở để đặt niềm tin về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm này, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương. Hiện, chúng tôi đang đàm phám giá với đơn vị cung cấp dịch vụ, nhiều khả năng đến tháng 10, sẽ ký kết và triển khai dịch vụ hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử trên miến đao Thành Sơn.

Phần mềm quản lý sản phẩm từ khi sản xuất, đóng gói đến khi có mặt trên kệ hàng sẽ đến với người tiêu dùng thông qua dán tem nhận diện sản phẩm. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc điện tử cho cơ sở sản xuất và nông sản an toàn sẽ giúp nhà quản lý giám sát sản phẩm và truy trách nhiệm của đơn vị khi có vấn đề xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Vì thế, chúng tôi triển khai ứng dụng hệ thống giúp minh bạch thông tin sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Qua đó, tăng giá trị nông sản, tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn.

Ông Cồ Như Nghệ, đại diện hộ thành viên trong Hợp tác xã sản xuất miến đao Thành Sơn chia sẻ: Chúng tôi cũng rất mong các sản phẩm chất lượng do mình làm ra được công khai chi tiết thông tin tới người mua, qua đó tạo niềm tin với khách hàng và nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất.

Được biết, trong thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản sẽ phối hợp chính quyền, các đoàn thể và hội người tiêu dùng ở 9 huyện, thành phố tổ chức tập huấn cho người tiêu dùng về cách sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hướng tới thay đổi nhận thức trong thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Thực hiện minh bạch thông tin các dòng sản phẩm nông nghiệp an toàn sẽ góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp của tỉnh, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp Lào Cai.

Theo Trung Nguyên/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...