Phấn đấu là thành phố kiểu mẫu vùng biên cương

Một phần tư thế kỷ đã qua đi, thành phố Lào Cai, tiền thân là thị xã tỉnh lỵ (kể từ khi được tái lập) có tốc độ phát triển chưa từng thấy. Từ một vùng đất hoang tàn, đổ nát do hậu quả của chiến tranh để lại, thị xã Lào Cai đã hồi sinh. Giờ đây, thành phố “khoác” lên mình chiếc áo mới của đô thị khang trang, hiện đại, văn minh.

 Tỉnh Lào Cai được tái lập năm 1991, với yêu cầu phải ra đời một thị xã tỉnh lỵ. Vậy là mọi kế hoạch được đặt ra, với một lập trình khoa học đòi hỏi nhanh, nhưng từng bước phải chắc chắn. Đâu đâu cũng trở thành công trường xây dựng để đô thị tỉnh lỵ hình thành nhanh nhất. Từ năm 1992 - 1995, hàng loạt công trình lớn được khôi phục, hoàn thiện, như Cầu Hồ Kiều bắc qua sông Nậm Thi; Cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu được khai thông trở lại; đường sắt Sơn Yêu (Hà Khẩu) - Lào Cai được đưa vào sử dụng; cầu Cốc Lếu được xây dựng lại đúng vị trí cũ...

Với những lợi thế, người dân Lào Cai đã chung tay vun đắp cho thành phố phát triển. Trong bước đi lên của thành phố, thuận lợi nhiều mà khó khăn cũng không ít. Lường trước những vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, đòi hỏi thành phố phải có tầm nhìn mới, tạo tiền đề vững chắc để vươn tới tương lai. Những bước đi táo bạo, kinh nghiệm là tiền đề để thành phố Lào Cai vươn tới tầm cao, trở thành đô thị trẻ vào bậc nhất của cả nước.

Một góc Khu đô thị Lào Cai - Cam Đường.

Diện mạo đô thị Lào Cai sau 25 năm xây dựng và trưởng thành giờ đây mang dáng dấp của thành phố hiện đại, “trên bến dưới thuyền”, sáng,  xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là những tiêu chí thành phố hướng tới. Để đạt được những yêu cầu đề ra, thành phố đã kế thừa, phát huy các giá trị đạt được qua từng giai đoạn, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, tạo sức mạnh cho đổi mới và phát triển.

Thành phố Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển. Đáng chú ý là từ khi hai thị xã Lào Cai và Cam Đường sáp nhập thành thị xã Lào Cai, càng đòi hỏi chính quyền nâng cao trách nhiệm, trình độ trong công tác quản lý và điều hành. Cũng từ đây, thị xã mới đủ những điều kiện để Chính phủ ban hành Nghị định số 195, ngày 30/11/2004 thành lập thành phố Lào Cai trực thuộc tỉnh Lào Cai. Tài nguyên thiên thiên, đất đai, du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, nguồn nhân lực chất lượng cao đều là những mũi nhọn trong tiến trình đi lên của thành phố. Tả Phời và Hợp Thành là hai xã vùng cao của thành phố, diện tích lớn hơn cả 15 xã, phường của thành phố cộng lại, đây sẽ là không gian dự trữ cho thành phố Lào Cai sau này. Trong tương lai, quỹ đất phía Tây thành phố sẽ còn giá trị gấp nhiều lần hiện nay, nếu biết khơi dậy tiềm năng và thế mạnh riêng có, khi đó, “đô thị núi” sẽ trở thành “đặc sản” độc đáo có một không hai của vùng Tây Bắc.

Cầu Giang Đông hoàn thành, xã Vạn Hòa và vùng kinh tế phía Đông thành phố “bật dậy”. Sau bao năm, giờ đây khu vực này như được tiếp thêm “lửa”, trở thành vùng kinh tế mũi nhọn của thành phố. Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường mở ra, trở thành nơi đứng chân các cơ quan của tỉnh. Toàn bộ cơ quan, đơn vị sự nghiệp đã chuyển về làm việc tại khu đô thị mới, nhường chỗ để khu đô thị cũ trở thành trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ. Đô thị mới hình thành là điều kiện lý tưởng cho khu vực phía Nam thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Một thời gian dài, người dân phía Nam thành phố thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp và một phần phát triển do tác động từ hoạt động khai khoáng của Công ty TNHH một thành viên Apatít Việt Nam. Hiện nay, kinh tế khu vực này tiếp tục đổi mới và có bước phát triển đa dạng.

5 xã của thành phố Lào Cai là Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Tả Phời, Hợp Thành và Cam Đường đều hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới sớm hơn 2 năm so với dự kiến. Đáng chú ý là ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn diễn ra sôi động, nhất là từ khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, đem lại nguồn lợi lớn cho tỉnh và cả thành phố Lào Cai.

Sau 25 năm xây dựng và phát triển, lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố luôn đứng đầu toàn tỉnh. Lực lượng này tham gia nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài khoa học có giá trị được áp dụng vào thực tế. Thành phố Lào Cai là cái nôi và là địa phương đứng đầu tỉnh về áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho các địa phương khác học tập và ứng dụng vào thực tiễn.

Với phương châm hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển, thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã xây dựng, hợp tác nhiều nội dung quan trọng; mở rộng quan hệ ngoại giao với các châu, huyện khác của tỉnh Vân Nam, trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác hai bên cùng phát triển. Đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thành phố Lào Cai tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác các lĩnh vực.

Là mảnh đất vùng biên, công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự luôn được thành phố đặt lên hàng đầu. 25 năm qua, thành phố đã làm tốt công tác này và đạt được nhiều kết quả quan trọng. An ninh, trật tự luôn được củng cố vững chắc. Qua đó giúp nhân dân yên tâm sản xuất và xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, vững về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, là điều kiện để thành phố Lào Cai sớm trở thành đô thị loại 2.

Giữ vững kết quả đạt được, thành phố Lào Cai đang dành tất cả nhân tài, vật lực để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đề ra: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đưa thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế, đối ngoại vùng Tây Bắc, là thành phố kiểu mẫu vùng biên cương.

 
Theo An Chiến/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...