Du ngoạn vùng đất cổ

Nằm dọc thung lũng ven sông Hồng, phía Tây nhấp nhô dải núi thấp thuộc dãy Fansipan - Pú Luông, phía Đông là dãy thượng nguồn sông Chảy, nên từ thuở xưa, Bảo Thắng đã là cửa ngõ tiền đồn trọng yếu của vùng Tây Bắc, với biệt danh vùng đất cổ.
Bưởi thôn Múc (Thái Niên) nổi tiếng ngọt lành.

Đến với Bảo Thắng, du khách có dịp thưởng ngoạn miền đất có bề dày lịch sử, văn hoá, tôn giáo và nghệ thuật cổ, hình thành từ buổi bình minh dựng nước thuộc đất Tây Âu của Thục Phán, đời Lý thuộc Châu Đăng, đời Trần thuộc Quy Hóa. Đó là các di tích khảo cổ học thời đại đồ đá cũ với nền văn hoá Sơn Vi cách đây trên vạn năm, đến văn hóa Hòa Bình, Phùng Nguyên là nền văn minh Đông Sơn rực rỡ, tiêu biểu có di chỉ khảo cổ học Ngòi Nhù. Còn từ thời Lê đến khi thực dân Pháp chiếm đóng, Bảo Thắng thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa. Tiếng vọng xưa là khu danh thắng Bến Đền lưu dấu nghĩa quân phục kích tiêu diệt giặc khi chúng tiến quân đánh chiếm Bảo Thắng vào tháng 3/1886; chiến thắng lẫy lừng đồn Phố Lu tháng 2/1950, mở đầu Chiến dịch Lê Hồng Phong…

Phát huy ưu thế, tiềm năng du lịch, Bảo Thắng xúc tiến, xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Những địa danh thoạt nghe thấy ẩn chứa sự giàu sang, phú quý nhưng gần gũi, thân quen như Sơn Hà, Sơn Hải, rồi Gia Phú, Phong Niên. Ngược dòng nước ngọt, trong lành, “chia năm, xẻ bảy” tưới mát cho những cánh đồng trù phú như suối Ngòi Nhù, Ngòi Bo, du khách sẽ thấy hàng nghìn viên đá tròn trịa, nhẵn nhụi hình quả trứng, những tảng đá muôn hình vạn dạng nằm la liệt trên triền suối… Trong cuộc dạo chơi đầy thi vị giữa tĩnh lặng núi rừng, bạn sẽ ngạc nhiên khi được ngắm nhìn thác Đầu Nhuần, Phong Hải, dẫu không cao nhưng đủ nhuốm mát một vùng.

Vào mùa lễ hội, đến Bảo Thắng, du khách được đắm chìm trong không gian của lễ hội Lồng tồng, xao xuyến trong làn điệu Then cùng khúc giao duyên, được xem lễ lập tịch của người Dao họ ở Khe Mụ, lễ trừ tà đón xuân của người Xa Phó. Đâu đó vang tiếng trống chèo rộn rã của một phần cư dân Hưng Yên lên Bảo Thắng xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 60, bạn sẽ thấy tiếng nhạc như kể với người nghe về thời quá khứ hào hùng. Vốn được thiên nhiên ưu đãi, lại thêm bàn tay cần mẫn của người dân đã tạo cho mảnh đất này những thảm thực vật trải rộng, với bưởi làng Múc (Thái Niên), nhãn lồng Xuân Quang nổi tiếng ngọt lành…

Nét dung dị của cảnh sắc và con người vùng đất cổ Bảo Thắng chính là điểm quyến rũ du khách chỉ sau một lần đến.

Theo Quanh Chính/LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...