Chuyển biến tích cực từ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới

Sau 12 năm thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 02-CT/TU của Tỉnh ủy Lào Cai về triển khai, thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Hệ thống y tế toàn tỉnh được đầu tư phát triển từ tuyến tỉnh đến cơ sở, trong đó hệ thống y tế công lập giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Do có sự thay đổi nhiều lần về mô hình quản lý, đến nay, tuyến tỉnh gồm có 5 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) và 7 Trung tâm dự phòng. Đối với tuyến huyện gồm 9 Bệnh viên đa khoa huyện và 9 Trung tâm y tế huyện, thành phố. Ngoài ra còn có 32 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc các bệnh viện huyện và Trung tâm y tế thành phố. Số giường bệnh từ phòng khám đa khoa khu vực trở lên là 2.090 giường, đạt 31,4 giường bệnh/vạn dân, đây là chỉ số cao so với toàn quốc. Các bệnh viện đã thực hiện được trên 300 kỹ thuật vượt tuyến, giảm bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được Bộ Y tế bổ sung tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là cơ hội để Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao, vượt tuyến, đáp ứng nhu cầu điều trị cho nhân dân ngay tại địa phương.


Bệnh viện Phục hồi chức năng tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân tại huyện Văn Bàn.

Đội ngũ y, bác sỹ và những người phục vụ trong ngành Y tế được quan tâm bổ sung về số lượng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ bác sỹ có trình độ sau đại học chiếm 35%; trú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn sâu như thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa II, số lượng cán bộ có trình độ sơ học giảm mạnh, cán bộ y tế thôn, bản được tăng cường đào tạo, không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn. Năm 2005, toàn tỉnh có 2.160 cán bộ y tế trong đó có 324 bác sỹ, 21 dược sỹ đại học đạt 5,6 bác sỹ/vạn dân. Đến tháng 12/2016, tổng số cán bộ y tế toàn tỉnh là 3.695 cán bộ, trong đó  537 bác sỹ, 71 dược sỹ đại học, đạt 8,14 bác sỹ và 1,07 dược sỹ/vạn dân, đây là chỉ số cao so với mặt bằng chung của cả nước. Nhân viên y tế thôn bản đạt 95,7% tổng số thôn bản. Tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ cán bộ y tế và sự tin tưởng của người dân Lào Cai khi đến với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được nâng lên.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt. Nhiều năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 7 loại vacxin đạt trên 97%;  tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm mạnh từ 33,5% (năm 2005) xuống còn 19,6% (năm 2016); số lần khám, chữa bệnh, công suất sử dụng giường bệnh đều đạt từ 120 – 130%, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện giảm mạnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được đẩy mạnh và đạt kết quả cao; công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh. Công tác khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế gần dân hơn, số lần khám chữa bệnh bình quân đạt cao, năm 2016 đạt 2,7 lần/người dân trong khi năm 2005 chỉ đạt 1,89 lần/người dân. Tăng cường thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo, mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện. Năm 2005 có gần 91% dân số tham gia bảo hiểm y tế, đến năm 2016 số lượng người dân tham gia bảo hiểm y tế đã tăng lên 95%.

Bên cạnh đó, Lào Cai thực hiện khá tốt xã hội hóa trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tổng nguồn vốn từ xã hội hóa lĩnh vực y tế đạt 315,9 tỷ/119 tỷ đồng theo kế hoạch, đạt 266% kế hoạch đề ra. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh, toàn tỉnh hiện có 455 cơ sở cung ứng thuốc, trong đó có 208 cơ sở kinh doanh thuốc.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, đến nay đã có 50 xã (chiếm 30,4% số xã, phường, thị trấn) đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế.


Tuyên truyền về phòng chống bệnh tay chân miệng tại cơ sở.

Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe từng bước được bổ sung, kiện toàn. Tuyến tỉnh có Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, đầu năm 2017 đã sáp nhập và trở thành một khoa của Trung tâm kiểm soát bệnh tật; tuyến huyện có Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe trực thuộc Trung tâm Y tế huyện. 100% Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tới người dân cùng với hệ thống nhân viên y tế thôn bản trực tiếp truyền thông tại cơ sở. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh ở tất cả các địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đến với người dân được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của mọi người về tự bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Từ các kết quả trên cho thấy công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và của toàn xã hội được nâng lên rõ rệt, trong đó đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức và hành vi tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân tại các thôn, bản, xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn./.
Lan Anh

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...