Hấp dẫn chợ đêm Mường Khương

Chợ đêm được tổ chức trong khuôn viên chợ Mường Khương (thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương), định kỳ vào tối thứ Bảy tuần đầu và tuần thứ 3 của tháng, trở thành điểm đến mới, hấp dẫn ở xứ Mường.
Nông sản đặc trưng của người dân Mường Khươngđược bày bán tại chợ đêm.

Chợ đêm Mường Khương họp từ 19h đến 23h, bày bán nhiều nông sản đặc trưng, hàng thủ công truyền thống. Không chỉ có các gian hàng tư nhân hoặc cơ sở sản xuất, chợ còn quy tụ các gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Vì vậy, không quá khi nói rằng, đến với chợ đêm là đến với “Mường Khương thu nhỏ”. Tại đây, du khách được thỏa sức ngắm, tìm hiểu, mua sắm các sản vật địa phương, như dứa, chuối (Bản Lầu); rượu ngô, tương ớt (Cao Sơn, Pha Long, thị trấn Mường Khương); trứng gà, trứng vịt (Nấm Lư, Bản Xen); chè (Thanh Bình); gạo Séng cù (Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin); lạp xường, thịt hun khói… Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, du khách sẽ được người bán giải thích hoặc thông tin thêm về quy trình sản xuất, cách thức chế biến và bảo quản. Với một số sản phẩm, du khách còn được nếm thử ngay tại gian hàng để đánh giá chất lượng. Các mặt hàng ở chợ đều được niêm yết giá công khai.

Sau khi dạo quanh các gian hàng, du khách có thể chọn cho mình vị trí thuận lợi để thưởng thức các tiết mục văn nghệ do chính nghệ nhân, người dân các xã, thị trấn biểu diễn. Đây là điểm khác biệt so với các phiên chợ thông thường ở vùng cao. Mỗi phiên chợ sẽ có 2 xã kết hợp để biểu diễn văn nghệ, tín ngưỡng văn hóa truyền thống. Đó là kho tàng dân ca, dân vũ dân tộc Mông; bài múa ngựa đầy sắc màu, lời ca ngọt ngào của các bà, các mẹ người Nùng Dín hay những nghi lễ đầy màu sắc huyền bí để cầu mùa, cầu sức khỏe, cúng rừng, cưới hỏi…

 Ở góc riêng biệt, khu ẩm thực luôn tấp nập thực khách tới thưởng thức. Đêm vùng cao se lạnh, bên nồi thắng cố nghi ngút khói, tỏa hương thơm lừng, du khách có thể cùng nhau nâng chén rượu ngô cay nồng, nhấm miếng thắng cố, rồi cảm nhận dư vị đặc sắc của vùng cao. Hương vị ấy khiến người ta thêm nhớ, thêm say dù lần đầu thưởng thức. Ngoài thắng cố, thực khách có thể chọn cho mình bát mèn mén ăn kèm canh đậu hay đĩa thịt hun khói xào với rau cải xanh bắt mắt… Trước khi ra về, du khách đừng quên ghé quầy trang phục truyền thống các dân tộc để chọn cho mình những món quà lưu niệm như bộ váy, chiếc mũ hay chiếc khăn nhỏ do chính đồng bào tự thêu, dệt để thêm nhớ, thêm yêu mảnh đất, con người vùng cao Mường Khương.

Theo Lan Hương/LCĐT

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...