Lào Cai thúc đẩy hỗ trợ sở hữu trí tuệ trong sản xuất nông nghiệp

Gần đây, tỉnh Lào Cai đã dành sự quan tâm lớn đến vấn đề phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hóa hình thành các sản phẩm mang thương hiệu Lào Cai.

Theo số liệu chưa đầy đủ của cơ quan chuyên môn thì hiện Lào Cai có 200 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng về sở hữu công nghiệp. Trong đó chủ yếu là nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm nông - lâm sản của địa phương như: Rượu San Lùng, tương ớt Mường Khương, gạo Séng cù Mường Khương, sản phẩm rau - quả su su Sa Pa, mận Bắc Hà, chè Shan Dền Sáng, chè dây Sa Pa, các giống lúa nhãn hiệu LC, cá nước lạnh Sa Pa, tam thất Si Ma Cai… Tuy nhiên, con số tiềm năng còn lớn hơn nhiều và thực tế tại Lào Cai đang có gần 500 sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chưa được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Những năm gần đây, UBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều văn bản chỉ đạo nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng về bảo hộ sở hữu trí tuệ, hỗ trợ cơ sở sản xuất, phát triển và khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đã được đăng ký thành công. Năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành Dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015, trong đó tỉnh dành gần 10 tỷ đồng hỗ trợ phát triển, tuyên truyền, quảng bá các nhãn hiệu, dịch vụ, đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm hàng hóa. Đến năm 2015, trên địa bàn có thêm 14 sản phẩm đặc hữu của tỉnh được cấp thêm văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nâng số đơn vị được cấp văn bằng toàn tỉnh lên 163.

Điều quan trọng là qua tuyên truyền, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xác lập và bảo hộ sản phẩm có tính tài sản trí tuệ. Qua các hoạt động này, nhiều sản phẩm, dịch vụ đã nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế, uy tín trên thị trường. Điển hình như trong một năm đầu tiên có nhãn hiệu được bảo bộ, giá trị chênh lệch gia tăng từ quả bưởi Múc mang về cho huyện Bảo Thắng gần 5 tỷ đồng. Sản phẩm cá nước lạnh của Sa Pa sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cũng tăng giá trị từ 200 nghìn lên 350 nghìn đồng/kg. Các sản phẩm như gạo nếp Khẩu Tan Đón của Văn Bàn, sản phẩm rau - quả su su của Sa Pa sau khi được bảo hộ nhãn hiệu thì giá trị, sản lượng tiêu thụ trên thị trường liên tục tăng và nhờ đó diện tích sản xuất cũng được mở rộng.

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 với mức kinh phí gần 12 tỷ đồng. Trong đó tỉnh dành hơn 10 tỷ đồng cho hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và quản lý, phát triển sản phẩm có tính đặc thù của địa phương. Ngoài ra, tỉnh cũng dành hơn 1 tỷ đồng cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm hàng hóa. Mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 70% người sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về hoạt động sở hữu trí tuệ. Số lượng nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ trên địa bàn tỉnh khoảng 200 sản phẩm.

Nhãn hiệu hàng hóa là sản phẩm trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển nhãn hiệu hàng hóa mà tỉnh Lào Cai đã và đang làm rất phù hợp với thực tiễn phát triển.
Thanh Nhàn

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...