Ðộc đáo lễ đặt lại tên cho con trai của người Dao họ

Không biết từ bao giờ, việc đặt lại tên cho con trai của người Dao họ đã tồn tại trong đời sống với nghi lễ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa. Trong cuộc đời, mỗi người con trai Dao họ đều trải qua 2 lần đặt tên.

Ông Hoàng Văn Hành, Trưởng thôn Khe Tắm, xã Phố Lu (Bảo Thắng) cho biết: Khi mới sinh, bé trai được lấy một cái tên bất kỳ để gọi trong xưng hô hằng ngày và làm giấy khai sinh. Khi bé trai bước vào tuổi thứ mười, gia đình sẽ tổ chức nghi lễ đặt lại tên để thông báo với ông bà tổ tiên biết được gia đình đã có thêm một thành viên mới.

Người Dao họ ở Lào Cai.

Ngày làm lễ đặt lại tên cũng là ngày vui của gia đình, dòng họ và cũng là ngày vui của bản làng. Nghi lễ đặt lại tên được diễn ra trong hai ngày. Vào buổi tối hôm trước, gia đình bé trai muốn đặt lại tên cho con sẽ phải mổ một con gà để mời thầy cúng về. Sau khi thầy đồng ý thì nghi lễ cúng sẽ được diễn ra suốt đêm hôm đó. Đặc biệt, trong nghi lễ sẽ mời già làng lấy 5 cái tên để dùng cho lễ cúng vào ngày hôm sau.

Bắt đầu từ tờ mờ sáng ngày thứ hai, gia đình sẽ mổ lợn, gà và chuẩn bị gạo làm cơm để mời dân làng đến chứng kiến. Khi dân làng đã đến đông đủ, nghi lễ sẽ bắt đầu. Trước hết là cúng “Tam đại” để mời ông bà tổ tiên 3 đời trước về dự lễ đặt lại tên chính thức cho bé trai. Sau đó, thầy cúng sẽ vo 5 tờ giấy có ghi những cái tên được lựa chọn trước đó cho lên sàng gạo và vừa khấn vừa sàng. Tờ giấy nào rơi ra đúng ba lần liên tiếp thì có nghĩa bé trai đã được tổ tiên cho dùng tên đấy. Việc sàng gạo để lấy tên như vậy không chỉ mang ý nghĩa ông bà, tổ tiên đã lựa chọn tên phù hợp với bé trai, mà còn mang theo ý nguyện mong tên đó sẽ giúp đứa bé mạnh khỏe, thông minh, nhanh nhẹn và cần cù, chịu khó.

Sau nghi thức đặt lại tên thì gia đình sẽ mang đồ ăn đã chuẩn bị mời anh em, dòng họ cùng bà con thôn làng quây quần trong gian chính của ngôi nhà để cùng chung vui. Đến cuối buổi, cũng là lúc anh em, họ hàng và mọi người đến tặng cho đứa trẻ một chút quà kèm theo những lời chúc may mắn.

Lễ đặt lại tên cho con trai của người Dao họ là nét độc đáo trong kho tàng văn hóa truyền thống dân tộc Dao, mang ý nghĩa nhân văn và là nét văn hóa truyền thống cần được gìn giữ, phát triển.

Theo Kiều Thu/LCĐT

Tin Liên Quan

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.