Đền Đồng Ân đón nhận Bằng di tích cấp tỉnh

Tới dự Lễ đón Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào sáng nay (19/2) có đồng chí Nguyễn Thanh Dương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Đền Đồng Ân (tên gọi khác là đền Mi) thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên (Bảo Thắng) là di tích có lịch sử lâu đời. Tên gọi Đồng Ân có từ xa xưa với ý nghĩa là nhân dân trong vùng cùng biết ơn Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương - Trần Quốc Tuấn, người đã có công trong cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên - Mông.Đền Đồng Ân (tên gọi khác là đền Mi) thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên (Bảo Thắng), là di tích có lịch sử lâu đời. Tên gọi Đồng Ân có từ xa xưa với ý nghĩa là nhân dân trong vùng cùng biết ơn Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công trong cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên Mông.

Lễ đón Bằng công nhận đền Đồng Ân là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Tương truyền, vào năm giặc phương Bắc tràn xuống, một vị tướng tài nhà Trần được cử lên chặn giặc và bị thương rồi dưỡng thương ở vùng đất rộng lớn ven sông Hồng. Về sau, người dân chỉ thấy còn lại bộ áo giáp nên đã lập lên ngôi đền để tưởng nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng đó. Sau này, đền thờ vọng Đức Thánh Trần - Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn .

Với vị trí chiến lược ven sông Hồng, đền Đồng Ân sau này là nơi hoạt động cách mạng bí mật của quân và dân Bảo Thắng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng chí Nguyễn Thanh Dương trao Bằng công nhận đền Đồng Ân là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Buổi lễ thu hút hàng nghìn người dân.

Đền Đồng Ân sẽ là điểm sáng trên bản đồ du lịch của tỉnh khi được kết nối với các điểm di tích khác trên địa bàn huyện Bảo Thắng như chùa Liên Hoa, xã Phong Niên, đền Ngòi Bo, xã Gia Phú.

Cùng với hệ thống các di tích tọa lạc dọc sông Hồng như: đền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan, đền Đôi Cô, đền Bảo Hà... thì đền Đồng Ân sẽ làm phong phú hơn các địa chỉ du lịch của tỉnh.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.