Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Hiện nay, đã bắt đầu bước vào mùa khô hanh với dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Chính vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm, chủ động phương án ứng phó, nhất là tuyến cơ sở.

Gia đình ông Má Văn Hoa, thôn Tân Hồ, xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) có gần 1 ha rừng. Bước vào mùa khô hanh, ông Hoa đã chủ động phòng, chống cháy rừng bằng cách dọn lá khô, làm đường băng đề phòng trường hợp xảy ra hỏa hoạn từ khu vực lân cận. Việc nêu cao ý thức như ông Hoa đã góp phần bảo vệ an toàn các cánh rừng tại xã Phú Nhuận trước “giặc lửa” trong nhiều mùa khô hanh. Theo thống kê, toàn xã Phú Nhuận có trên 1.200 ha rừng sản xuất. Việc triển khai công tác bảo vệ và PCCCR luôn được chính quyền địa phương coi trọng, trong đó có việc kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng.

Còn tại huyện Bát Xát, địa phương có gần 60.000 ha rừng, trong đó rừng trồng trên 12.000 ha, còn lại là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Ngay từ đầu mùa khô, công tác PCCCR đã được huyện Bát Xát và các chủ rừng quan tâm xây dựng phương án cụ thể, chuẩn bị các điều kiện như phương tiện, lực lượng tham gia ứng cứu nếu có cháy rừng xảy ra. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Viện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát cho biết: “Trong những ngày thời tiết khô hanh, chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát rừng, hướng dẫn người dân, chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Hiện, trên địa bàn huyện đã thành lập 24 tổ xung kích cấp huyện và cấp xã, 239 tổ quần chúng tham gia chữa cháy rừng ở thôn, bản gần rừng với gần 2.000 thành viên”.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát kiểm tra dụng cụ chữa cháy rừng.

Toàn tỉnh hiện có trên 418.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 1/3 diện tích là rừng sản xuất, số còn lại là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh, Lào Cai thường xuyên có trên 153.000 ha rừng có nguy cơ cháy khá cao, trong đó, rừng tự nhiên trên 118.000 ha, rừng trồng trên 40.000 ha, tập trung ở các khu vực: Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn và các huyện Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương... Thống kê của ngành kiểm lâm cho thấy, từ năm 2010 - 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra trên 100 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 950 ha. Thời điểm cháy rừng thường vào các tháng cao điểm mùa khô hanh (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). Về nguyên nhân, có 44% số vụ cháy rừng là do người dân phát, đốt dọn thực bì để làm nương gây cháy lan vào rừng.

Để công tác PCCCR trong mùa khô năm 2016 - 2017 đạt hiệu quả cao, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu cho UBND các huyện, thành phố kiện toàn ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ, PCCCR cấp xã và các chủ rừng. Lực lượng kiểm lâm tăng cường huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng PCCCR cho các chủ rừng và lực lượng tham gia chữa cháy rừng ở địa phương. Tại những khu vực có nguy cơ cháy cao, vào thời gian cao điểm, tổ chức cán bộ trực 24/24 giờ để theo dõi, tiếp nhận thông tin cháy rừng, chủ động về lực lượng và phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. 

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được các đơn vị kiểm lâm tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện. Năm 2016, Chi cục Kiểm lâm và hạt kiểm lâm các huyện, thành phố đã triển khai 50 buổi tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển rừng, với trên 2.200 lượt người tham gia. Tổ chức 17 cuộc kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương, đồng thời tổ chức nhiều hội nghị về công tác này tại các xã có rừng. Đến nay, mỗi thôn, bản trên địa bàn tỉnh đều thành lập tổ PCCCR tại chỗ có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tại những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao trong mùa khô hanh, nhằm kịp thời phát hiện cháy và xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, công tác PCCCR và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn một số khó khăn, như lực lượng kiểm lâm cơ sở còn mỏng; trách nhiệm của một số chủ rừng chưa cao; hệ thống đường giao thông vào rừng nhỏ, hẹp, nhiều khu vực không có đường đi lại, nên khi xảy ra cháy rừng, rất khó huy động người và phương tiện tham gia chữa cháy.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Xác định nguyên nhân nhiều vụ cháy rừng xảy ra những năm trước là do người dân sử dụng lửa bất cẩn, nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và chủ rừng về công tác PCCCR. Chi cục phối hợp với các địa phương cử cán bộ xuống tận địa bàn để hướng dẫn nhân dân phương pháp đốt nương an toàn, chấp hành nghiêm quy định bảo vệ rừng; đồng thời, tập trung kiện toàn lực lượng chữa cháy rừng tại cơ sở, tổ chức luyện tập, diễn tập chữa cháy rừng và xây dựng phương án PCCCR theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Theo Kim Thoa/LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...