Hội nghị SOM tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia

Hội nghị thảo luận Dự thảo Kế hoạch hành động kết nối 3 nền kinh tế trong khu vực, thống nhất 15 dự án mới của 3 nước để kêu gọi tài trợ.

Trong hai ngày 21-22/11, tại tỉnh Siem Reap, Vương quốc Campuchia diễn ra Hội nghị cấp cao (SOM) 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia để chuẩn bị cho Hội nghi cấp cao lần thứ 9 sẽ diễn ra vào ngày mai (23/11). Đoàn đại biểu SOM Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương làm trưởng đoàn.

hoi nghi som tam giac phat trien viet nam lao campuchia hinh 1
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tại hội nghị này, các đại biểu của 3 nước tập trung thảo luận, đánh giá  tình hình hợp tác giữa ba nước kể từ Hội nghị cấp cao lần thứ 8 năm 2014 và Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 10 năm 2015;  thảo luận bản sửa đổi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam, Lào Campuchia đến năm 2020.

Cũng tại hội nghị này, các đại biểu sẽ thảo luận Dự thảo Kế hoạch hành động kết nối 3 nền kinh tế trong khu vực, đồng thời thống nhất 15 dự án mới của 3 nước để kêu gọi tài trợ của Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Các đại biểu cũng  dành thời gian để đánh giá việc triển khai những cam kết của 3 Thủ tướng tại Hội nghị cấp cao năm 2014 trên lĩnh vực kinh tế, nhìn nhận những thành tựu, tìm ra những khó khăn, thách thức, từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục và phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Theo Tiểu ban kinh tế của Việt Nam, khu vực tam giác phát triển Việt Nam, Lào và Campuchia đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế của khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện và mở rộng nhất là trong lĩnh vực giao thông, cấp điện. Nhiều công trình thuỷ điện lớn được đầu tư xây dựng...

Hiện nay, 5 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển của Việt Nam thu hút hơn 200 dự án từ 23 quốc gia với tổng vốn đăng ký là hơn 1,6 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển của Lào và Campuchia hơn 100 dự án với tổng vốn đăng ký là hơn 3,8 tỷ USD, tập trung vào một số lĩnh vực như nông nghiệp, trồng và khai thác cao su, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, tài chính ngân hàng.

Ngày mai (23/11) sẽ chính thức khai mạc Hội nghị cấp cao khu vực tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia lần thứ 9 tại thành phố du lịch này. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ của 3 nước đồng chủ trì hội nghị này./.
Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...