Khu vực Mekong hướng tới hình thành cơ sở sản xuất chung

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mekong, Giám đốc Trung tâm Chương trình nghị sự toàn cầu của WEF, Richard Samans đánh giá cao những tiềm năng phát triển của khu vực Mekong.
Ông Richard Samans đánh giá cao những tiềm năng phát triển của khu vực Mekong.

Ông Richard Samans cho rằng mức tăng trưởng kinh tế khoảng 6% của khu vực Mekong là ấn tượng trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi chậm chạp ở các khu vực khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, quy mô dân số của khu vực lớn với 238 triệu người, trong đó quá nửa là dưới 30 tuổi, khu vực Mekong không chỉ là một thị trường tiềm năng mà còn có lực lượng lao động trẻ trung, dồi dào. Trong khi các khu vực khác dân số đang già đi nhanh chóng thì giới trẻ của khu vực là những người sẵn sàng nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo ông Richard Samans, những động lực phát triển kinh tế như công nghiệp hóa và đô thị hóa vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

Các nước Mekong đang thực hiện quá trình mở cửa và nắm bắt những cơ hội từ hội nhập quốc tế. Đầu tư nước ngoài đang đổ về khu vực và gia tăng sau mỗi năm là bằng chứng thể hiện sự coi trọng của các nước thành viên đối với các nhà đầu tư. Ví dụ, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã thu hút 11 tỷ USD, cao hơn so với cả năm 2015.

Tuy nhiên, cải cách vẫn còn là chặng đường dài để các nước Mekong có thể phát huy được tiềm năng của mình. Báo cáo mới nhất của WEF về chỉ số năng lực cạnh tranh cho thấy, còn có sự khác biệt rất lớn giữa các nước Mekong, trong đó Thái Lan là nước có chỉ số năng lực cạnh tranh tốt nhất, đứng thứ 34, trong khi Myanmar ở vị trí 130.

Theo đánh giá của ông Richard Samans, mặc dù các nước thành viên đang thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng hội nhập tiểu vùng còn hạn chế. Đơn cử, xuất khẩu vào các nước thành viên chỉ chiếm 7% tổng xuất khẩu của khu vực.

Các nước thành viên có thể nâng cao sức cạnh tranh của khu vực, thu hút vốn đầu tư và tạo việc làm thông qua việc xây dựng một cơ sở sản xuất thống nhất. Khu vực còn nhiều cơ hội để kết nối kỹ năng, nguồn lực, cơ cấu chi phí để tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn./.

Theo Hải Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...