Sẽ áp dụng "giao thông thông minh" trên các tuyến cao tốc

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, năm 2013, Bộ GTVT sẽ ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho giao thông thông minh và năm 2015 sẽ lựa chọn công nghệ phù hợp, phù hợp với giao thông trên các tuyến cao tốc của Việt Nam.

 

Ảnh: VGP/Linh Đan

Giải pháp giao thông thông minh (ITS) là hệ thống điều hành và quản lý giao thông dựa trên công nghệ điện tử, tin học và viễn thông. Trong đó, con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đạt các mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường…

 

ITS được xác định là giải pháp quan trọng trong phát triển giao thông vận tải của nước ta.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, năm 2013, Bộ GTVT sẽ ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho giao thông thông minh và năm 2015 sẽ lựa chọn công nghệ phù hợp, phù hợp với giao thông trên các tuyến cao tốc của Việt Nam.

ITS được các nước tiến tiến sử dụng khá phổ biến nhưng tại Việt Nam mới bước đầu được nghiên cứu ứng dụng ở một số cơ quan, địa phương và dự án. Bộ GTVT đang khuyến khích nghiên cứu áp dụng ITS trong điều hành thu phí trong các dự án đường cao tốc.

Tại Hội thảo về giải pháp tổng thể hệ thống giao thông thông minh diễn ra ngày 28/11 do Bộ GTVT và Tập đoàn Trung Hưng tổ chức, một số gói giải pháp ITS đã được giới thiệu như giải pháp giao thông thông minh cho đường cao tốc, quản lý giao thông đô thị, thu phí tổng hợp, giao thông công cộng và giao thông đường sắt.

Những hệ thống trên sử dụng giải pháp khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề thu thập dữ liệu về lưu lượng, tốc độ, mật độ, tỷ lệ xe, trọng lượng xe, nồng độ chất khí độc hại, tai nạn, cung cấp thông tin về tình trạng ùn tắc, cảnh báo sự cố, khuyến nghị và ra hiệu lệnh cho người tham gia giao thông, thu phí tự động không cần dừng xe...

Đặc biệt, với hệ thống cảnh sát điện tử trong giao thông thông minh, việc xử lý vi phạm giao thông sẽ không cần sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát giao thông.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết thêm tình hình an toàn giao thông hiện nay là một thách thức lớn, do đó cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác, ITS cũng được quan tâm áp dụng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng thừa nhận những khó khăn khi áp dụng ITS vào Việt Nam do thói quen chưa sử dụng thẻ điện tử trong thanh toán, giao dịch tại Việt Nam. Do vậy, bên cạnh tuyên truyền, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và bản thân các nhà đầu tư cũng cần tích cực mới tạo được sự chuyển biến trong ứng dụng ITS.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...